Chúng ta thường nghe nhắc nhiều đến tối ưu content, update nội dung tăng thứ hạng… thế nhưng bạn có bao giờ tự hỏi khi nào là thời điểm thích hợp để tiến hành update nội dung? Cần làm gì để công việc này đem lại kết quả như kỳ vọng? Nếu bạn đang sở hữu số lượng content đồ sộ trên website thì đây sẽ là những điều bạn nên làm trong bước tối ưu của mình. Cùng Thiết kế web Cần Thơ tìm hiểu bài viết sau đây!
Không phải nội dung nào có mặt trên website cũng cần tối ưu, và cũng không phải nội dung nào được chọn để tối ưu cũng có thể tối ưu bất cứ lúc nào tùy thích. Trong bài viết cách sử dụng Google Trend trước đây, chúng ta nhắc rất nhiều đến cụm từ “chủ đề thịnh hành” hay “từ khoá HOT”. Đây chính là cơ sở cơ bản để các Content creator đưa ra những đánh giá và nhận định trong kế hoạch update nội dung của mình.
Điều kiện tiên quyết để chọn nội dung nào cần cập nhật chính là: sự hữu dụng - chưa lỗi thời.
Vậy với hai điều kiện trên, làm sao để có được danh sách các bài nội dung thỏa mãn các điều kiện đó?
Có hai công cụ mà bạn có thể đo lường:
- Thứ nhất: Google Analytics - Công cụ này sẽ cho bạn biết các nội dung có lượt traffic cao nhất trong 1 tháng, 2 tháng, 6 tháng….. hoặc khoảng thời gian tuỳ chỉnh. Google Analytics sẽ cho bạn biết đâu là những bài viết đang được người dùng tương tác nhiều nhất và đều nhất.
- Thứ hai: Google Search Console - Công cụ này sẽ cho bạn thông tin các từ khóa có lượt hiển thị, lượt nhấp, thứ hạng tốt nhất trên toàn bộ website. Kết hợp Google Analytics, việc dự đoán những bài viết tiềm năng trong tương lai là điều đơn giản và khá dễ dàng.
Ngoài dự đoán bằng công cụ, bạn sẽ cần phải làm thêm gì để danh sách trở nên chắc chắn, tiệm cận điều kiện hơn?
Chính bạn hãy đọc lại tất cả nội dung!
Với những nội dung mới xuất bản trong khoảng 3 tháng trở lại, bạn sẽ không cần phải review lại quá chi tiết. Nhưng với những nội dung đã xuất bản từ 6 tháng trở đi, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để đọc lại.
Có hai vấn đề bạn cần nắm được tại bước này:
- Từ khoá đã đúng chưa, các vị trí đặt từ khóa, mật độ từ khoá…. Mặc dù đây là kỹ thuật của các SEOer, nhưng các content cũng cần biết điều này để chủ động hơn.
- Nội dung đang triển khai như thế nào?
Có mang lại giá trị lâu dài cho khách hàng hay là nội dung mùa vụ, thời điểm?
Các thông tin, số liệu được trích dẫn trong bài đã chính xác chưa? đã mới nhất chưa? đã đủ thuyết phục chưa?
Các nội dung triển khai trong bài đã tương xứng với chất lượng, tiềm năng của từ khoá chưa?
Tất cả các ý trên được coi là cơ sở, điều kiện để nhận định nội dung bài viết ấy đã hợp với những kỳ vọng của khách hàng chưa. Với câu trả lời của những câu hỏi trên, bạn sẽ không chỉ biết đâu là bài viết cần chú trọng mà còn biết được mình cần làm gì bài viết dễ dàng tăng thứ hạng, tăng chuyển đổi doanh số.
Kiến thức về SEO và content SEO được cập nhật mỗi ngày, mỗi giờ. Cũng không có công thức nào cụ thể giải đáp việc dạng content nào sẽ không bao giờ lỗi thời. Nhưng dựa trên các kết quả tại trang SERPs cùng những quan sát, đánh giá từ rất nhiều website, thì đây là 2 dạng content ít khi nào bị đánh giá là cũ:
Content dạng Top list
Bài nội dung triển khai theo dạng này thường khá “trường tồn” trên các bảng xếp hạng. Để kiểm chứng điều này, bạn chỉ cần để ý, có những nội dung đã xuất bản từ 2,3 năm trước, thậm chí lâu hơn nhưng vẫn giữ vững thứ hạng của mình.
Có được điều này là bởi những kiến thức cung cấp theo dạng Top list thường an toàn, người đọc sẽ đọc 1 lượt và lựa chọn cho mình phương án phù hợp nhất với mình, và gần như không quay lại đọc lần thứ 2.
Và những kiến thức từ những bài viết này chỉ có hợp hoặc không hợp, cũ hoặc mới chứ không có tính đúng sai. Vậy nên nhiều bài viết dù kiến thức đã cũ, đã lâu nhưng vẫn không bị đánh giá quá lỗi thời là bởi vậy.
Content dạng case study
Case study là những nội dung dựa trên những thông tin có thật, được viết lại. Điểm giống nhau giữa content dạng top list và case study là những nội dung được đề cập đến trong bài luôn giữ được tính xác thực theo thời gian. Bạn có thể tận dụng những bài content này vào trong các chiến dịch để gia tăng độ uy tín cho thương hiệu và sản phẩm của mình.
Với tất cả những kiến thức đã được đề cập phía trên, bạn hãy tự tạo cho mình 1 danh sách các bài viết có nội dung cũ, không còn phù hợp với tệp khách hàng hay thời điểm bán hàng để tiến hành update.
Nhu cầu và hiểu biết của khách hàng thay đổi theo sự phát triển của xã hội. Cùng 1 cụm từ khoá, nhưng tại mỗi thời điểm khác nhau, cách triển khai nội dung sẽ khác nhau.
Ví dụ, với cụm từ “order Taobao”, tại thời điểm mới xuất hiện trend, content viết về chủ đề này chủ yếu sẽ tập trung khai thác order Taobao là gì, những lợi ích khi order bằng hình thức này, hướng dẫn cách order. Chúng ta gọi đó là giáo dục khách hàng hiểu biết về 1 sản phẩm mới,.
Nhưng hiện nay, hầu hết mọi người đều đã biết thế nào là order Taobao, nhu cầu của họ về chủ đề này không chỉ đơn thuần là biết về sàn này nữa, thay vào đó, họ cần cung cấp các mối hàng, các đơn vị vận chuyển uy tín, cách nói chuyện vs các chủ shop Taobao để lấy giá sỉ…
Nếu vẫn giữ nguyên chủ đề và hướng triển khai từ khóa như thời điểm mới giáo dục khách hàng, chắc chắn content sẽ không bị đánh giá lỗi thời, không hợp hoàn cảnh.
Vậy, hướng giải quyết ở đây là gì?
- Thay đổi lại cách triển khai bài viết, viết lại theo lối hiện đại và phù hợp với thị hiếu khách hàng.
- Mở rộng từ khóa, trong trường hợp những từ khóa này đang có tiềm năng phát triển, nhu cầu sẽ tăng trưởng trong thời gian dài. Đồng thời cũng thay đổi lại nội dung phù hợp với chủ đề và có thể giữ lại những đoạn nội dung vẫn còn giá trị.
Nhận thức của khách hàng hiện nay đã thay đổi hơn rất nhiều so với trước đây, các thuật toán cũng đã trải qua nhiều lần cập nhật. Có 2 điều bạn phải thực hiện thật tốt trong thời điểm này:
1: Nội dung đơn giản, dễ hiểu, mọi khách hàng đều có thể tiếp cận được 1 cách nhanh nhất.
2: Google đánh giá bài viết của bạn đem lại giá trị cho người dùng với nhiều kiến thức mới mẻ, chuẩn SEO.
Đừng vội vàng nhồi nhét tất cả các thông tin và lạm dụng các kỹ thuật SEO để nội dung nhanh chóng tăng thứ hạng. Như vậy không chỉ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng mà ngay cả Google cũng không đánh giá cao.
Thông thường, khi 1 bài viết bỗng nhiên bị tụt thứ hạng, có nghĩa là Google đang cảm thấy website / bài viết trên website đang không được quản trị thường xuyên. Vậy nên, trong nhiều trường hợp, update nội dung không chỉ đơn giản là viết lại, thay đổi lại từ khoá…
Những hành động như thêm 1 vài nội dung mới, thêm từ khóa trong bài… cũng chính là cách để ngầm thông báo với Google rằng những nội dung này vẫn được qua tâm và chăm sóc thường xuyên. Và đây là cách update nội dung được nhiều SEOer ưu tiên chọn lựa nhất hiện nay.
Bạn có thể chọn làm các đầu mục công việc sau đây:
Update các đoạn nội dung nhỏ
Hãy thêm thắt vào bài các số liệu, thông tin mới cập nhật, thay đổi caption ảnh hoặc thay bằng các ảnh mới cho bài viết trở nên mới mẻ hơn. Các nội dung này không cần quá dài, chỉ cần update rồi ấn submit lại bài viết là xong.
Thay đổi ngày cập nhật
Điều Google dễ nhìn thấy nhất ngoài nội dung thì chính là ngày xuất bản. Nếu truy cập 1 bài viết có ngày xuất bản quá cũ, chưa cần đến Google đánh giá mà chính khách hàng sẽ là người thoát ra đầu tiên. Thời gian càng xa, độ tin cậy càng giảm. Vậy nên, đừng quên thay đổi thời gian xuất bản để mang lại cảm giác mới mẻ.
Thay đổi các thẻ SEO
Đây là phương pháp cập nhật vô cùng quen thuộc, đó là thay đổi lại thẻ các thẻ meta description, title, heading… để Google cập nhật lại các thông tin quan trọng trong bài viết của bạn. Nội dung chất lượng kết hợp cùng các thẻ SEO chính xác, tỷ lệ cải thiện thứ hạng sẽ cao hơn rất nhiều.
Giới thiệu bài viết của bạn đến khách hàng
Khi một bài viết đã được update thành công với những nội dung chất lượng và bạn hoàn toàn có thể coi đó là 1 bài viết mới hoàn toàn. Bạn có thể chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Linkin,....chạy quảng cáo hay gửi thông báo qua SMS để tiếp cận nhiều khách hàng hơn nữa.
Khi update nội dung, bạn cần lưu ý 1 vài điều sau đây:
- Với những nội dung đang có lượng traffic lớn & ổn định, việc tối ưu cần diễn ra thận trọng, đặc biệt là khi thay đổi hoặc mở rộng từ khoá.
- Sau khi update, nội dung sẽ cần thời gian để Google cập nhật lại nội dung mới, vậy nên bạn đừng sốt ruột nhé.
- Khi đã update và tăng được thứ hạng bài viết, bạn cần theo dõi các chỉ số thường xuyên để xử lý các vấn đề nhanh chóng.
- Hãy thực hiện update nội dung thường xuyên để đảm bảo sự phát triển của website.
Update nội dung để tăng thứ hạng là việc dễ với người biết làm và khó với những người ít tiếp xúc. Hy vọng tất cả những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức mới mẻ trong quá trình vận hành website cũng như thiết lập các chiến dịch SEO. Chúc các bạn thành công!