Trải nghiệm người dùng UX là gì? Và tại sao bạn phải chú ý đến điều đó khi thiết kế website

Bạn muốn tiếp thị online thành công? Chìa khóa để được cả người dùng lẫn Google đánh giá cao chính là nâng cao trải nghiệm người dùng. Khi người dùng có những trải nghiệm tốt sẽ quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn nhiều hơn. Đây chính là lý do tại sao các công ty thiết kế web chuyên nghiệp hiện nay đang nâng cấp những trải nghiệm của người dùng bằng thiết kế web UX.

Hành trình lướt web của khách hàng, chuyển đổi hành động mua sắm của khách hàng, thứ hạng của website trên google… Tất cả đều phụ thuộc vào tối ưu hóa trải nghiệm của người dùng cho các ứng dụng trên website và thiết bị di động. Thiết kế web ở Cần Thơ hôm nay sẽ chia sẻ đến bạn các thông tin liên quan đến chủ đề "Trải nghiệm người dùng UX là gì? Và tại sao bạn phải chú ý đến điều đó khi thiết kế website".


UX là gì?

UX, trải nghiệm người dùng viết theo thuật ngữ tiếng Anh là User Experience. Thuật ngữ này được những người chuyên ngành gọi tắt là UX. Hiểu theo tiếng Việt có nghĩa là đánh giá của người dùng, cảm nhận của người dùng về một hệ thống khi mà họ tiếp cận.

UX là gì?

Trải nghiệm người dùng có thể được đánh giá qua hệ thống một trang web, ứng dụng trên điện thoại, phần mềm dành cho máy tính… Người tạo ra các ứng dụng này phải đảm bảo các yếu tố về mục tiêu tiếp cận với khách hàng, tạo nên tương thích giữa con người và ứng dụng.


Chiến lược trải nghiệm người dùng (UX Strategy) là gì?

Chiến lược trải nghiệm người dùng (UX Strategy) là gì?

UX, User Experience strategy là thuật ngữ nói về chiến lược trải nghiệm người dùng. Gọi tắt cho thuật ngữ này là UX strategy. Những nhà phát hành web, ứng dụng, phần mềm sẽ đưa ra những chiến thuật để gia tăng trải nghiệm người dùng với thương hiệu của họ. Những chiến thuật này có thể khác nhau, nhưng hầu hết đều phải tối ưu được các yếu tố về UX quan trọng như:

  • Hướng đến mục tiêu người dùng cụ thể, phù hợp với ứng dụng, web, phần mềm.

  • Nghiên cứu kỹ hành vi, thói quen của người dùng để đạt được sự kỳ vọng tốt nhất từ khách hàng.

  • Phân tích những trải nghiệm người dùng từ những lĩnh vực mà đối thủ của bạn đang triển khai.

  • Nắm rõ web, sản phẩm, dịch vụ, phần mềm mà công ty đang phát triển.

  • Lên kế hoạch trải nghiệm, thực hiện và xây dựng nguyên mẫu. Test thử UX bằng cách đặt mình vào vai trò của khách hàng. Hoặc thực hiện các nghiên cứu trải nghiệm trên người dùng thử để cải thiện các tính năng, tác vụ…

  • Chọn nhà thiết kế UX giỏi.

Chẳng hạn, với web tối ưu hóa UX phải đảm bảo được các tiêu chí:

  • Bố cục trang khoa học, có trọng tâm và hướng đến nhu cầu sử dụng của người dùng.

  • Chọn bảng màu và font chữ web độc đáo, riêng biệt, không cầu kỳ hoặc quá nhiều màu sắc.

  • Các tác vụ như: con lăn, nút bật/tắt, cuộn thả xuống và menu danh mục hoặc trường văn bản đều thiết kế logic.

  • Tối ưu hóa thiết kế website, bài viết, hình ảnh, link… để có một tổng quan website chất lượng…


UX: Tại sao nên tối ưu trải nghiệm người dùng

UX, tối ưu trải nghiệm người dùng là tầm nhìn của doanh nghiệp để mang đến giá trị lâu dài. Người dùng có những trải nghiệm tốt sẽ giới thiệu web, sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng của doanh nghiệp đến bạn bè, người thân và đối tác của họ.

Tại sao nên tối ưu trải nghiệm người dùng

Sự thoải mái, thân thuộc gợi cho họ cảm giác được chăm sóc chuyên nghiệp. Kết quả của sự thân thiện và thoải mái này sẽ dẫn đến hành động chuyển đổi cao hơn.

UX: Nhu cầu nâng cao trải nghiệm của người dùng ngày càng tăng

UX, công nghệ phát triển nhiều, một ngành nghề cũng có nhiều đối thủ cạnh tranh hơn. Người dùng có nhiều sự lựa chọn, dân trí của người dùng cũng ngày càng cao. Từ đó những đòi hỏi về những trải nghiệm dịch vụ, chất lượng sản phẩm, tốc độ lướt web… ngày càng tăng.

Nhu cầu nâng cao trải nghiệm của người dùng ngày càng tăng

Người dùng tham gia vào mạng xã hội sử dụng web di động và thiết bị thông minh ngày càng nhiều. Khách hàng có khả năng tự liên kết với nhau ngày càng mạnh. Chỉ cần dịch vụ bạn không tốt, tốc độ trễ của website cao… dẫn đến trải nghiệm người dùng không tốt sẽ giảm hiệu ứng kinh doanh mạnh.

UX: Tạo chiến lược người dùng

Tạo chiến lược người dùng

Chiến lược phát triển UX nâng cao trải nghiệm của người dùng sẽ tạo được những đo lường về hành động. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về khách hàng và tạo cho mình nhiều khách hàng hơn vào tương lai.

UX: Tạo thân thiện với Google, tăng thứ hạng nhanh

Tạo thân thiện với Google, tăng thứ hạng nhanh

Trải nghiệm người dùng càng cao, lượng traffic càng lớn. Google luôn hướng đến trải nghiệm của người dùng nên nếu doanh nghiệp làm được điều này thì thứ hạng tìm kiếm sẽ được tăng lên.


Lợi ích của tăng trải nghiệm người dùng cho website

UX và SEO có quan hệ mật thiết với nhau. Trải nghiệm người dùng tăng cao bạn sẽ đo được hiệu suất và biết được những gì mình đã SEO tốt, nội dung nào được chú ý nhiều. Những trải nghiệm này của người dùng có thể mang lại cho bạn những lợi ích như:

Điều hướng nội dung tốt

Điều hướng nội dung tốt

UX, thống kê được nội dung có giá trị, được khách hàng quan tâm nhiều. Biết được sản phẩm khách hàng quan tâm và tìm kiếm nhiều nhất trên website. Từ đây có thể điều hướng nội dung, điều hướng link tốt cho website của bạn.

Thiết kế bố cục đơn giản, rõ ràng

Thiết kế bố cục đơn giản, rõ ràng

Các nhà thiết kế UX đều hướng đến trải nghiệm tốt cho người dùng. Đảm bảo web được thiết kế thân thiện với người dùng, bố cục đơn giản, thông tin rõ ràng… Điều này mang đến cảm giác dễ chịu, tăng sự thiện cảm tạo nên bước đệm để khách hàng cảm thấy thân thiện. Đây chính là trải nghiệm của người dùng để họ tiếp thu thông tin và lưu lại trên website của bạn lâu hơn.

UX: Tạo sự đồng bộ trong thiết kế website

Tạo sự đồng bộ trong thiết kế website

UX, màu sắc, kiểu chữ, dung lượng ảnh, mật độ link… Sự đồng bộ này sẽ giúp người dùng có những trải nghiệm dễ dàng. Nội dung của website sẽ dễ tìm kiếm, tăng trải nghiệm người dùng. Đảm bảo mọi nội dung của bạn đều sẽ tiếp cận tốt với khách hàng.

UX: Nội dung truyền tải có chiều sâu, hữu ích

Nội dung truyền tải có chiều sâu, hữu ích

  • Nội dung bài viết đa dạng, có chiều sâu, không trùng lặp.

  • Các chiến lược quảng cáo, giảm giá sản phẩm/dịch vụ.

  • Chính sách chăm sóc khách hàng, hậu mãi, tư vấn online.

  • Nút kêu gọi hành động đặt đúng vị trí…

  • Điều này sẽ giúp bạn tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên website của mình tốt nhất.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?