SSL là gì? Vai trò của chứng chỉ bảo mật SSL với Website

Sự ra đời của SSL nhằm tạo nên một môi trường trao đổi thông tin trên internet an toàn cho các tổ chức và người dùng. Với nhu cầu về bảo mật thông tin ngày càng cao hiện nay thì việc thiết lập SSL cho website là điều cần thiết. Vậy SSL là gì? Nó mang lại lợi ích gì cho các website? Hãy cùng  Thiết kế web Cần Thơ tìm hiểu chi tiết về chứng chỉ bảo mật SSL trong bài viết dưới đây!

SSL là gì?

SSL được viết tắt của Secure Sockets Layer, nghĩa là giao thức bảo mật. Đây là một tiêu chuẩn công nghệ bảo mật toàn cầu cho phép tạo ra một liên kết được mã hóa an toàn giữa máy chủ web (Web Server) và trình duyệt (Browser). Liên kết này đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu được truyền đi giữa máy chủ và trình duyệt luôn duy trì một cách riêng tư, an toàn và bảo mật.

SSL là gì?

Hiện nay, SSL đang là tiêu chuẩn bảo mật thông tin cho hàng triệu website trên toàn thế giới. Nó giúp bảo vệ dữ liệu được truyền đi trên môi trường Internet được riêng tư và an toàn.

Chứng chỉ bảo mật SSL cài trên website của cho phép người dùng khi truy cập có thể xác minh được tính xác thực, tin cậy của website. Nhờ đó đảm bảo mọi dữ liệu, thông tin trao đổi giữa website và người dùng được mã hóa, tránh nguy cơ bị can thiệp. Cũng chính vì thế mà chứng chỉ SSL rất cần thiết với những website doanh nghiệp và website bán hàng.

Chứng chỉ bảo mật SSL được cung cấp bởi tổ chức CA (Certificate Authority). Đây là tổ chức đáng tin cậy chuyên phát hành chứng chỉ xác minh các trang web để người dùng biết họ đang truy cập vào trang web uy tín. Sứ mệnh của công ty là làm cho Internet trở thành một nơi an toàn hơn cho các tổ chức và người dùng. Điều này có nghĩa là CA đóng một vai trò rất quan trọng trong bảo mật kỹ thuật số.


SSL hoạt động như thế nào?

SSL hoạt động thông qua việc sử dụng mã khóa công khai để truyền dữ liệu an toàn giữa máy chủ và trình duyệt. Thông thường, mã khóa công khai bao gồm khóa riêng và khóa công khai. Các khóa này rất cần thiết trong việc mã hóa và giải mã dữ liệu một cách tương ứng.

SSL hoạt động như thế nào?

Cách thức hoạt động của SSL như sau: Khi người dùng kết nối với một trang web có sử dụng dịch vụ SSL, ứng dụng của người dùng sẽ yêu cầu khóa công khai của máy chủ để đổi lấy khóa công khai của chính nó. Việc trao đổi khóa công khai này là cách để cả hai bên mã hóa các tin nhắn mà chỉ bên kia mới đọc được.

Hiểu một cách đơn giản, khi người dùng gửi tin nhắn đến máy chủ, ứng dụng của người dùng mã hóa tin nhắn bằng cách sử dụng khóa công khai của máy chủ. Lúc này, máy chủ sẽ sử dụng khóa riêng của chính nó để nhận tin nhắn của người dùng và giải mã nó. Tin nhắn được gửi trở lại trình duyệt cũng được mã hóa theo cách tương tự bằng cách sử dụng khóa công khai do ứng dụng của người dùng tạo.


Các thành phần của SSL

Các thành phần của SSL

Mỗi loại SSL sẽ có những thành phần khác nhau. Nhưng nhìn chung các loại SSL đều có những thành phần cơ bản sau:

  • CSR (Certificate Signing Request): Là đoạn text chứa thông tin của chủ sở hữu tên miền được mã hóa và được gửi đến nhà cung cấp dịch vụ SSL để xác nhận.

  • CRT (Certificate): Là thành phần được trả về cho người đăng ký sau khi CSR được xác nhận. Nếu CSR được tạo ra với mục đích là làm cho nhà cung cấp SSL tin cậy website với thông tin được mã hoá mà nó chứa, thì CRT là cái để trình duyệt tin tưởng.

  • Khóa riêng (Private Key): Là file mã hoá được sinh ra cùng lúc với quá trình tạo CSR. Hiểu đơn giản, khóa riêng là chìa khoá để mở khoá thông tin được mã hoá ở CRT.

  • CA (Certificate Authority hoặc Certification Authority): Là cơ quan hay tổ chức cung cấp chứng chỉ SSL.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?