ROM là gì? Nên chọn ROM bao nhiêu là đủ?

Khi sử dụng điện thoại, máy tính… không ít lần chúng ta nghe nhắc đến ROM, RAM, bộ nhớ trong, dung lượng lưu trữ,… Vậy ROM là gì? ROM và RAM có điểm gì khác nhau? Nên chọn máy có ROM bao nhiêu là đủ dùng? Hãy cùng  Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu chi tiết hơn về ROM và giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây nhé!

ROM là gì?

ROM là gì?

ROM là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Read-Only Memory” dịch ra là “bộ nhớ chỉ đọc”. Nghĩa là bộ nhớ được cài sẵn các chương trình bên trong, giúp các thiết bị điện tử khởi động, vận hành.

Nhiệm vụ chính của ROM là giúp tự động lưu trữ các dữ liệu, chương trình mà khi tắt nguồn chúng vẫn không bị mất đi, và hoạt động bình thường khi khởi động lại.

Có thể hiểu theo cách đơn giản hơn, ROM chính là bộ nhớ trong dùng để lưu trữ các dữ liệu, chương trình đã được cài đặt sẵn, còn được gọi là dung lượng lưu trữ. Đây là dạng bộ nhớ bất biến, nơi mà các dữ liệu chỉ được phép đọc ra mà không thực hiện việc ghi vào được.

Đối với các thiết bị điện tử như điện thoại, laptop, PC,… ROM đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu không có bộ nhớ trong, các thiết bị này chẳng khác gì một khối kim loại bỏ đi.

ROM điện thoại là gì

Từ định nghĩa ROM là gì ở phần trên, chúng ta dễ dàng suy luận được ROM điện thoại là gì. ROM điện thoại chính là bộ nhớ trong, hoặc dung lượng lưu trữ trong điện thoại. Tại đây sẽ lưu trữ các tệp tin như hình ảnh, video, âm thanh. các phần mềm hệ thống.

ROM điện thoại là gì

Nói cách khác, bộ nhớ trong điện thoại là bộ nhớ không khả biến, được các nhà sản xuất khóa và không cho phép ghi đè với mọi hình thức. Thay vào đó, phần ROM điện thoại sẽ được nhà sản xuất cập nhật, nâng cấp, thay đổi thông qua các phiên bản nội bộ.

Bộ nhớ trong điện thoại càng cao, thì khả năng lưu trữ của điện thoại càng lớn. Hiện nay, các loại điện thoại thông minh (smartphone) đều được trang bị ROM khá lớn như 32 GB, 64 GB, 128 GB, hoặc thậm chí 256GB, 512GB và lên đến 1TB.

Phân biệt ROM và RAM

RAM và ROM đều là bộ nhớ dùng để lưu trữ của điện thoại, máy tính. Chính vì vậy, không ít người vẫn mơ hồ, nhầm lẫn khi phân biệt 2 loại bộ nhớ này. 2 loại bộ nhớ này khác nhau ở nhiều mặt mà chúng ta có thể phân biệt như: Thiết kế hình dáng, khả năng lưu trữ, hình thức hoạt động… Cụ thể phân biệt như sau:

Phân biệt ROM và RAM

Về thiết kế

ROM được thiết kế là một ổ đĩa quang bằng băng từ, có nhiều chân được tạo ra từ các các mối tiếp xúc với bảng mạch trên điện thoại, máy tính. Còn RAM là một thanh mỏng có hình chữ nhật, được lắp vào khe cắm máy tính, điện thoại, và có kích thước lớn hơn ROM.

Về hình thức hoạt động

ROM sẽ hoạt động khi các thiết bị điện tử được khởi động. Các dữ liệu trên ROM có thể đọc, nhưng không có khả năng chỉnh sửa bất kỳ điều gì trên đó. Ngược lại, RAM sẽ hoạt động sau khi các thiết bị điện tử khởi động xong và nạp hệ điều hành. Các dữ liệu trong RAM có thể được thay đổi, loại bỏ hoặc khôi phục lại.

Về tốc độ

Quá trình xử lý thông tin của ROM cũng như tốc độ truy cập dữ liệu diễn ra tương đối chậm. Còn trên RAM, tốc độ xử lý thông tin và truy cập dữ liệu được thực hiện nhanh chóng.

Về khả năng lưu trữ

ROM là bộ nhớ bất biến (bộ nhớ tĩnh) nên các dữ liệu có thể tự động lưu ngay cả khi thiết bị tắt nguồn. Dữ liệu trên ROM sẽ lưu trữ được ít hơn so với RAM. Một chip ROM chỉ có thể lưu trữ khoảng 4MB đến 8MB dữ liệu.

Trong khi đó, RAM là một bộ nhớ khả biến, dùng để truy xuất dữ liệu. Chình vì vậy, khi tắt máy, mất điện, các dữ liệu sẽ không được lưu trữ. Khả năng lưu trữ của RAM rất lớn, một bộ nhớ RAM có thể lưu trữ dữ liệu từ 1TB đến 256TB. Ngoài ra, khả năng lưu trữ của RAM còn có thể nâng cấp thêm.

Về khả năng ghi chép

Người dùng rất khó thậm chí là không thể thay đổi hay lập trình lại các dữ liệu lưu trữ trong ROM, bởi các dữ liệu này đều được lập trình sẵn. Ngược lại, việc ghi chép dữ liệu trên RAM được thực hiện dễ dàng hơn rất nhiều. Thậm chí, người dùng có thể dễ dàng truy cập và chỉnh sửa các dữ liệu được lưu trữ tại đây.

Ứng dụng của ROM

Làm chip nhớ: đây là một ứng dụng dễ thấy và được sử dụng nhiều của ROM. Nghĩa là ROM sẽ được sử dụng để lưu trữ dữ liệu cho file hệ thống. Với dung lượng nhỏ, download thông tin nhanh, ROM thích hợp làm bộ nhớ đệm, lưu trữ dữ liệu… cho các ứng dụng.

Bộ phận trong hệ điều hành Android: ROM là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong các thiết bị điện thoại sử dụng hệ điều hành Android. Để các thiết bị chạy nhanh hơn, mượt hơn các thiết bị sẽ cần được nâng cấp ROM.

Các loại ROM phổ biến hiện nay

Các loại ROM phổ biến hiện nay

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ROM. Mỗi một loại sẽ có kết cấu, tính chất, mô hình hoạt động khác nhau. Tuy nhiên đều phục vụ chung một mục đích là dùng để lưu trữ dữ liệu. Về cơ bản, ROM có các loại phổ biến sau:

  • PROM: tiếng Anh là Programmable Read Only Memory, hay còn được gọi là Mask ROM. Loại ROM này được chế tạo bằng các mối nối mỏng (cầu chì), thuộc dạng WORM (tức là Write Once Read Many). Bộ nhớ trong này chỉ có thể lập trình được một lần và hiện có giá thành rẻ nhất trên thị trường.

  • EAROM (tiếng Anh là Electrically Alterable Read Only Memory), đây là loại bộ nhớ có thể được lập trình lại. Tuy nhiên việc lập trình lại còn hạn chế do điện áp cấp không ổn định và viết khá chậm.

  • EPROM ( tiếng Anh là Erasable Programmable Read Only Memory), đây là bản nâng cấp từ EAROM. Bộ nhớ này được thiết kế hoạt động dựa trên nguyên tắc tĩnh điện. Các thông tin trong loại ROM này có thể xóa và được ghi lại bằng tia cực tím có bước sóng xác định.

  • EEPROM (tiếng Anh là Electrically Erasable Programmable Read Only Memory) là loại ROM được được thiết kế bằng công nghệ bán dẫn. Dữ liệu trong EEPROM có thể xóa và ghi lại bằng điện cực.

  • ROM FLASH được xem là phiên bản nâng cấp của loại EEPROM. Loại ROM này cho phép xóa hoặc ghi lại dữ liệu với tốc độ nhanh hơn so với phiên bản EEPROM rất nhiều lần. Khối dữ liệu ghi lại khoảng 512 byte.

Ngoài ra, loại ROM này còn có nhiều ưu điểm nổi bật khác như: thời gian truy cập nhanh, chịu được nhiệt cao, áp suất lớn, đồ bền cũng cao nhất trong các loại ROM đang thịnh hành hiện nay.

Nên chọn ROM bao nhiêu là đủ?

Smartphone và máy tính bảng

Smartphone và máy tính bảng

Ở thời điểm hiện tại, các dòng sản phẩm smartphone thường sẽ có bộ nhớ trong bắt đầu ở mức 64GB, Những dòng sản phẩm thấp hơn với mức giá cực rẻ thì sẽ có dung lượng khoảng 32GB.

Nếu nhu cầu bạn cần quay video, chụp ảnh nhiều, hoặc cài đặt nhiều ứng dụng thì có thể sử dụng các dòng sản phẩm có dung lượng lớn hơn như: 128GB, 256GB thậm chí là 1TB.

Máy tính bảng cùng tương tự như smartphone, hiện nay các mẫu máy tính bảng 32GB không còn nhiều và thông dụng như trước đây. Với nhu cầu sử dụng ở thời đại 4.0 như hiện nay, ROM 64GB, 128Gb sẽ là sự lựa chọn thích hợp hơn. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng máy có dung lượng cao hơn càng tốt.

Laptop, PC

Laptop, PC

Hiện nay có một số mẫu máy tính giá rẻ trang bị ổ cứng EMMC với bộ nhớ trong chỉ 16GB. Những mẫu này sẽ phù hợp với nhu cầu xem phim, lướt web thông dụng. Nhưng nếu bạn sử dụng để làm việc hoặc học tập thì không nên chọn.

Nên chọn những sản phẩm bắt đầu từ 120GB, để phục vụ đủ các nhu cầu cơ bản khi làm việc, học tập và giải trí. Ngoài ra sẽ có nhiều lựa chọn khác cho bạn như 128GB, 256GB, 512GB, 1TB hoặc cao hơn nữa.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?