Pr là gì trong marketing? 7 loại hình PR và ưu, nhược điểm

Hình ảnh và thương hiệu ảnh hưởng đến 60% giá trị của doanh nghiệp. Nếu hình ảnh của thương hiệu bị “vấy bẩn” chắc chắn sẽ kéo theo đông đảo một lượng khách hàng lớn rời đi. Vì vậy, PR marketing là một khoản đầu tư khôn ngoan dành cho mỗi doanh nghiệp. Hôm nay Thiết kế web ở Cần Thơ mang đến bạn thông tin về Pr là gì, mong rằng sẽ là nguồn thông tin bổ ích trong việc kinh doanh của bạn.

Pr là gì trong marketing?

Pr là gì trong marketing?

PR (Public Relations) là quan hệ công chúng. Khái niệm này nói về quá trình xây dựng chiến lược quản lý và phổ biến thông tin của cá nhân, tổ chức tới công chúng. Bản chất của công việc này là cải thiện cái nhìn về một người, một công ty, phát thông tin tới giới truyền thông và lôi kéo sự chú ý của họ.

Mục đích chủ yếu của PR là tạo dựng thương hiệu mang ý nghĩa tích cực của tổ chức trong suy nghĩ, nhận thức của công chúng, hướng tới mối quan hệ cùng có lợi cho đôi bên.


Tầm quan trọng của PR trong truyền thông

Pr có vai trò trong thời buổi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên “khốc liệt”, sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp đầy tiềm năng đã làm cho việc xây dựng mối quan hệ với công chúng ngày càng quan trọng. Chính khách hàng là người “bênh vực” bạn trước những các đối thủ khác.

Tầm quan trọng của PR trong truyền thông

Vì vậy, đứng trước ranh giới mong manh của sự sống còn, doanh nghiệp buộc phải xây dựng nên thương hiệu, uy tín và danh tiếng, trở thành “đứa con cưng” của công chúng để có thể đánh bại được các đối thủ cùng ngành.

Như đã nói, hơn 60% giá trị của các doanh nghiệp phụ thuộc vào hình ảnh thương hiệu. Do đó, các mối quan hệ công chúng ngày càng quan trọng hơn vì

  • Xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu: Hình ảnh thương hiệu sẽ được khách hàng biết đến nhiều hơn thông qua bên thứ ba, để khách hàng có niềm tin vào sản phẩm của bạn

  • Tận dụng các lợi thế: Chia sẻ những câu chuyện thương hiệu để khách hàng biết đến nhiều hơn

  • Thúc đẩy giá trị: Gửi những thông điệp phù hợp với giá trị

  • Phát triển các mối quan hệ cộng đồng: Tạo dựng mối quan hệ bền vững hơn với khách hàng và bảo vệ mối liên kết giữa thương hiệu với cộng đồng.

  • Nâng cao nhận thức về thương hiệu: Tham gia tài trợ các hoạt động, cuộc thi để thể hiện sự nhân văn.


Ưu – nhược điểm của PR trong marketing là gì?

Ưu điểm của PR trong marketing

PR trong Marketing mang lại những hiệu quả sau:

  • Đáng tin cậy

  • Tạo được lòng tin với khách hàng và đói tác

  • Hạn chế những rắc rối liên quan đến quan hệ cộng chúng như phát ngôn sai sự thật

  • Xây dựng hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng

  • Chi phí thấp

  • Tiếp cận với một lượng khách hàng lớn

  • Có thể áp dụng cho nhiều lĩnh vực

  • Phạm vi tiếp cận lớn

  • Tác động đến nhận thức và hành vi của khách hàng

  • Nhược điểm của PR trong marketing

Bên cạnh những ưu điểm, PR cũng có một vài nhược điểm sau:

  • Không thể điều khiển trực tiếp các phương tiện truyền thông

  • Khó đo lường hiệu quả của các chiến dịch PR do phải chờ thời gian phản ứng của công chúng

  • Chỉ cần sai sót một bước nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến thương hiệu

  • Đôi khi các thông điệp chưa có sự nhất quán, gây hoang mang dư luận


Các hoạt động PR

Các hoạt động PR

PR mô phỏng quá trình giao tiếp chiến lược được các doanh nghiệp, cá nhân và tổ chực sử dụng để thiết lập mối quan hệ tốt đẹp với công chúng. Hoạt động PR thường tập trung vào các việc sau:

  • Kiểm soát và lên kế hoạch cho những thông tin được công bố với đại chúng

  • Biên soạn và phát hành những thông tin liên quan đến doanh nghiệp

  • Tìm hiểu và nghiên cứu phương tiện phù hợp để phát hành thông tin

  • Sử dụng truyền thông để giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới

  • Định vị lại vị trí của một sản phẩm/dịch vụ cũ

  • Gia tăng sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ hoặc thương hiệu

  • Giải quyết khủng hoảng truyền thông

  • Tăng nhận diện thương hiệu và hình ảnh doanh nghiệp

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?