Phân tích pest là gì? Lợi ích, hạn chế và 4 yếu tố trong pest

Doanh nghiệp muốn nhận ra những cơ hội và nguy cơ tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh thì cần phải phân tích và đưa ra những chiến lược phù hợp. Trong đó, phân tích PEST giúp doanh nghiệp nắm bắt bức tranh toàn cảnh về môi trường kinh doanh hiệu quả.

Vậy phân tích PEST là gì? Hãy cùng Thiết kế web tại Cần Thơ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé! Trong bài viết, chúng tôi sẽ mang đến 4 yếu tố cơ bản trong phân tích PEST, lợi ích, hạn chế và cách sử dụng PEST trong Marketing.

Phân tích PEST là gì?

Trước khi đi vào phân tích PEST thì chúng ta cần hiểu về PEST. Đây là công cụ phân tích rất hữu ích giúp cho doanh nghiệp nắm toàn cảnh môi trường kinh doanh và đưa ra những chiến lược phù hợp.

Phân tích PEST là gì?

Phân tích PEST là phương pháp nghiên cứu các nhân tố trong môi trường vĩ mô trước khi bắt đầu một dự án mới bao gồm: các yếu tố về chính trị, luật pháp (Political), các yếu tố kinh tế (Economic), văn hoá-xã hội (Social) và công nghệ (Technologycal).

4 yếu tố này là các yếu tố bên ngoài và tác động trực tiếp đến nền kinh tế và doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sẽ chịu tác động một cách khách quan. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ dựa vào PEST để phân tích, nghiên cứu và đưa ra chiến lược phù hợp cho sự phát triển.

4 yếu tố cơ bản trong phân tích PEST

Phân tích PEST được ứng dụng rộng rãi dựa trên cơ sở 4 yếu tố để giúp doanh nghiệp nắm rõ “bức tranh tổng quan” về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội và công nghệ. Sau đây sẽ trình bày chi tiết về 4 yếu tố cơ bản trong phân tích PEST:

Yếu tố chính trị – Political

PEST Yếu tố chính trị có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều lĩnh vực, ngành trong đời sống, xã hội. Các thể chế, luật pháp ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của bất kỳ ngành nghề nào. Một số yếu tố liên quan đến chính trị trong phân tích PEST bao gồm:

  • Sự ổn định chính trị: Yếu tố này chủ yếu liên quan đến xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế pháp luật. Bởi vì thể chế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, sản xuất và ngược lại.

  • Mức độ can thiệp của Chính phủ: Chính phủ vừa là nhân tố kiểm soát, khuyến khích, tài trợ lại vừa là nhà cung cấp các dịch vụ công cho doanh nghiệp. Nắm bắt được mức độ can thiệp của chính phủ tới các lĩnh vực sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.

  • Pháp luật: Các bộ luật và chính sách thương mại tạo môi trường kinh doanh bền vững và bình đẳng. Doanh nghiệp hiểu và chấp hành luật sẽ có cơ hội tận dụng lợi ích mà điều khoản pháp lý mang lại, cũng như chuẩn bị những đối sách kịp thời.

  • Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng thường phân tích các khía cạnh như: chính sách phát triển quốc gia, chính sách thuế, mức độ thực thi luật pháp, chất lượng dịch vụ công, tình trạng tham nhũng,...

Yếu tố kinh tế – Economic

Yếu tố kinh tế sẽ liên quan đến các hoạt động như chu kỳ thương mại, thị trường, biến động tiền tệ,… Các yếu tố kinh tế sẽ tác động trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua những khía cạnh sau:

  • Tăng trưởng kinh tế GDP: tăng trưởng thu nhập quốc dân cao hơn có thể thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm của một công ty. Nền kinh tế tăng trưởng cao tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn là nền kinh tế đang đi xuống.

  • Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái: Một đồng tiền mạnh có thể làm cho xuất khẩu khó khăn hơn vì chúng làm tăng tỉ giá ngoại tê, tác động tới cán cân thương mại. Cán cân thương mại cũng tác động một phần tới đầu tư nước ngoài.

  • Định hướng thị trường: định hướng thị trường theo hướng tư bản hay xã hội chủ nghĩa ở từng quốc gia sẽ khiến các doanh nghiệp phải đi theo hướng đó.

  • Lãi suất và xu hướng lãi suất: lãi suất cao có thể cản trở đầu tư vì doanh nghiệp phải chi phí nhiều hơn cho việc vay vốn. Ngoài ra lãi suất cao khiến người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu, do vậy nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.

  • Lạm phát: Lạm phát có thể làm cho nhu cầu về tiền lương của người lao động tăng hơn, từ đó tăng chi phí cho doanh nghiệp. Lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo rủi ro lớn cho đầu tư còn giảm phát sẽ khiến cho nền kinh tế bị đình trệ.

  • Trình độ phát triển kinh tế: trình độ phát triển kinh tế cao tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và ngược lại, trình độ phát triển kinh tế lạc hậu làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tồn tại.

  • Cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên: Đây là nền tảng cho đầu vào của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng cao giúp doanh nghiệp thuận lợi phát triển. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào cung cấp nguyên liệu cho một số ngành mũi nhọn.

Yếu tố xã hội – Sociological

Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng. Những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

Yếu tố xã hội – Sociological

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là văn hóa tinh thần.

Trong các nghiệp vụ tiếp thị và nghiên cứu thị trường. Môi trường xã hội ảnh hưởng và tác động đến hành vi và nhu cầu người dùng. Cho nên việc xác định yếu tố customer insight luôn có sự hiện diện của việc phân tích môi trường xã hội (social).

Các yếu tố xuất phát từ môi trường văn hóa xã hội có thể thay đổi nhu cầu đối với sản phẩm của công ty cũng như các quan điểm của cá nhân người lao động, điều này ảnh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp.

Các tiêu chuẩn và giá trị văn hóa: Xác định cách thức mà người lao động sống và làm việc, xu hướng chấp nhận sản phẩm của người tiêu dùng hay việc tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.

  • Dân số và tỉ lệ tăng dân số, cơ cấu lứa tuổi: Dân số trẻ hay già quyết định tới xu hướng tiêu dùng của xã hội. Những thông tin về dân số cung cấp cho doanh nghiệp định hướng sản phẩm chiến lược của mình. Ví dụ như dân số già hóa làm cho nhu cầu về thuốc tăng cao trong khi nhu cầu về đồ chơi có thể sẽ giảm.

  • Tốc độ đô thị hóa: Tốc độ đô thị hóa càng cao thì sự thay đổi về các yếu tố văn hóa xã hội càng cao, càng có xu hướng hòa nhập với thị trường quốc tế.

  • Thái độ nghề nghiệp: Thái độ đối với từng nghề nghiệp tạo ra quan điểm của người lao động hay người tiêu dùng đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực đó, có thể tạo ra những thuận lợi hay khó khăn cho doanh nghiệp khi sản xuất và cung ứng dịch vụ.

Yếu tố công nghệ – Technological

Công nghệ mới làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và dẫn đến sự đổi mới tiếp theo. Ngoài ra, các công nghệ, cải tiến kĩ thuật tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới.

Yếu tố công nghệ – Technological

Mua sắm trực tuyến, mã hóa và máy tính hỗ trợ thiết kế cải tiến môi trường kinh doanh. Những phát triển này có thể đem lại lợi ích cho người tiêu dùng cũng như đơn vị cung cấp sản phẩm.

  • Đầu tư nghiên cứu và phát triển: Sự ra đời, phát triển của công nghệ vừa tạo ra những sản phẩm mới phù hợp hơn với người tiêu dùng nhưng đồng thời tăng sức cạnh tranh, tạo áp lực cho các doanh nghiệp. Càng đầu tư nghiên cứu cho công nghệ, doanh nghiệp càng có cơ hội để phát triển.

  • Vòng quay công nghệ: Sự bùng nổ của công nghệ làm cho vòng quay công nghệ có xu hướng ngắn lại, làm tăng thêm áp lực từ các doanh nghiệp hiện hữu.

  • Bản quyền: Bảo vệ bản quyền công nghệ giúp doanh nghiệp nắm vững bí quyết nghề nghiệp, tạo sự đột phá trong sản xuất dịch vụ, nắm được thành công cho doanh nghiệp.

Các biến thể của mô hình PEST

Ngoài cách phân tích PEST thành 4 loại môi trường như ở trên, mô hình này còn được mở rộng thành một số mô hình khác tùy từng nhu cầu áp dụng. Các biến thể chính của mô hình PEST gồm:

  • PESTLE/ PESTEL bao gồm các môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, môi trường.
  • STEEPLE bao gồm các môi trường: Xã hội / nhân khẩu học, công nghệ, kinh tế, môi trường, chính trị, luật pháp, đạo đức.
  • PESTLIED bao gồm các môi trường: chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, luật pháp, quốc tế, môi trường, nhân khẩu học.
  • SLEPT bao gồm các môi trường: Xã hội, luật pháp, kinh tế, chính trị, công nghệ.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?