Zalo là một trong những ứng dụng cực kỳ phổ biến với mật độ người sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Trong điều kiện thương mại điện tử và mua sắm trực tuyến ngày càng tăng trưởng thì nhiều nhà kinh doanh và các doanh nghiệp đã tận dụng kênh social vô cùng màu mỡ này để khai thác khách hàng tiềm năng. Từ đó một khái niệm mới được hình thành: ZALO MARKETING.
Hãy cùng Thiết kế web Cần Thơ khám phá những kiến thức cơ bản về Zalo Marketing qua bài viết dưới đây nhé!
Zalo Marketing là chiến lược tiếp thị trực tuyến sử dụng nền tảng, bao gồm các hoạt động như quảng cáo tiếp thị, PR thương hiệu, chăm sóc khách hàng,...
Hiện nay, Zalo marketing được các doanh nghiệp sử dụng như một phương tiện kết nối với khách hàng nhanh chóng và tiện lợi nhất. Do đây là nền tảng tiềm năng do có lượng người dùng Việt Nam lớn, nên Zalo Marketing được nhiều doanh nghiệp quan tâm và phát triển nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng tỷ lệ tiếp cận đến khách hàng mới và duy trì tương tác với khách hàng cũ.
Zalo là một ứng dụng gần gũi và dễ sử dụng với đa phần người dùng Việt Nam bởi tính năng bảo mật thông tin tốt.
Bán hàng trên Zalo có thể hạn chế được lượng “khách hàng ảo”. Nếu so với các kênh khác như email hay Facebook rất khó để có thể tìm kiếm chính xác tài khoản của khách hàng thì Zalo lại dễ dàng hơn do người dùng đều buộc phải đăng ký bằng số điện thoại trước khi sử dụng.
Vì thế, người bán hàng sẽ yên tâm hơn về tính xác thực của khách hàng để dễ dàng tư vấn, giới thiệu hàng hóa.
Phần lớn người dùng Zalo đều là người Việt Nam nằm trong độ tuổi từ 18-30, đây là độ tuổi có tỉ lệ mua hàng online lớn nhất. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tượng khách hàng.
Zalo cho phép người dùng có thể nhắn tin và gọi điện hoàn toàn miễn phí, giúp doanh nghiệp dễ dàng trao đổi và chăm sóc khách hàng trực tiếp hơn rất nhiều thay vì phải trả phí qua các phương tiện khác như SMS hay gọi tổng đài.
Tuy nhiên vào tháng 8/2022, Zalo chính thức triển khai thu phí dành cho doanh nghiệp. Những tài khoản không trả phí sẽ bị hạn chế một số tính năng trong việc chạy ads, chạy quảng cáo.
Năm 2023, Zalo đạt 73.4 triệu người dùng trên tổng số 100 triệu người tại Việt Nam. Zalo cũng là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất tại Việt Nam. Với số lượng người dùng khổng lồ này, các doanh nghiệp sẽ có khả năng tiếp cận các bài đăng và tin nhắn cao hơn rất nhiều.
Khi đăng một bài viết trên Zalo thì cứ 10 người sẽ có tối thiểu 4 người nhìn thấy bài đăng, tương ứng với tỉ lệ 40%, trong khi Facebook có tỉ lệ từ 5 -10%.
Sau đây là 5 hình thức Marketing Zalo hiệu quả phổ biến được sử dụng tùy vào mục đích của các doanh nghiệp hay người bán hàng dùng để tiếp cận đối tượng khách hàng.
Thông qua tài khoản cá nhân của mình, bạn có thể tận dụng chúng để thực hiện các hoạt động Sales và Marketing một cách hiệu quả.
Trước hết bạn cần có data/ số điện thoại của khách hàng, từ đó kết bạn nhắn tin với người dùng trên Zalo. Mục đích của việc này sẽ làm tăng số lượng người tiếp cận đến các bài viết, kênh bán hàng của bạn.
Nếu chưa có nhiều nguồn data, bạn có thể xem lại thông tin của khách hàng cũ, tìm nguồn khách hàng ở các triển lãm, hội chợ, hội thảo hay qua bạn bè, các trang mạng xã hội.
Các nhóm trên Zalo được phân ra rõ ràng theo từng lĩnh vực: Nhóm dân cư, nhóm mua hàng theo khu vực, nhóm chuyên môn, nhóm nguồn hàng,... Vì tính phân loại rõ ràng, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm khách hàng mục tiêu của mình tại các nhóm Zalo.
Zalo Official Account (Zalo OA) là một trang dành cho các tổ chức, doanh nghiệp hay nhãn hàng nhằm phục vụ cho mục đích kinh doanh
Zalo Ads là hệ thống mà Zalo cung cấp để chạy quảng cáo. Zalo Ads chạy trên tất cả các ứng dụng kết nối nằm trong hệ sinh thái Zalo như Zing-TV, Zing-MP3, Zing News, Báo Mới, Zalo Pay và Zalo Shop.
Zalo Ads giúp thu hút người dùng truy cập website, đăng ký nhận thông tin hoặc tăng cường nhận biết về sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Các hình thức quảng cáo Zalo:
Đây là hình thức quảng cáo tăng lượng quan tâm trang Zalo Official Account của doanh nghiệp, cửa hàng. Với quảng cáo này, bạn có thể:
Tăng lượt quan tâm cho tài khoản OA của doanh nghiệp.
Re-target nhóm khách hàng này (nhóm đã quan tâm đến doanh nghiệp) một cách dễ dàng và hoàn toàn miễn phí
Với hình thức video, quảng cáo có thể giúp người mua hàng có thể tương tác một cách trực quan, sinh động và sáng tạo hơn. Ngoài ra, hình thức quảng cáo video còn giúp:
Tăng độ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp.
Chuyển mọi người đến trang liên kết của doanh nghiệp để mua hàng hoặc để lại thông tin tư vấn.
Quảng cáo bài viết là hình thức quảng cáo nội dung bài viết được khởi tạo trên Zalo Official Account của doanh nghiệp hoặc cửa hàng trên Zalo.
Với quảng cáo bài viết, marketer có thể:
Dễ dàng khởi tạo, tích hợp sẵn trong hệ sinh thái của Zalo Official Account
Gia tăng nhận biết thương hiệu và tỉ lệ mua hàng.
Quảng cáo sản phẩm là hình thức quảng cáo tương tác tăng lượt nhấn vào trang thông tin sản phẩm. Với quảng cáo sản phẩm, doanh nghiệp có thể:
Quảng bá sản phẩm của cửa hàng đến khách hàng tiềm năng
Tăng khả năng chốt đơn hàng ngay trên chính Zalo.
Quảng cáo tin nhắn (Message Ads) trên Zalo Ads là hình thức hỗ trợ nhà quảng cáo tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng qua tin nhắn hộp thoại trên Zalo. Qua đó, nhà quảng cáo có thể thu thập thông tin khách hàng, tư vấn trực tiếp 1:1, hoặc chốt đơn hàng trực tiếp ngay trên Zalo.
Với quảng cáo tin nhắn, doanh nghiệp có thể:
Khi người dùng nhấn vào quảng cáo, hệ thống sẽ mở ra hộp thoại nhanh chóng và người dùng có thể tương tác trực tiếp 1:1 với doanh nghiệp.
Nhà quảng cáo/doanh nghiệp có thể tiếp cận lại nhóm khách hàng này trong tương lai với bài viết, hoặc cập nhật sản phẩm mới/chương trình khuyến mãi mới cho khách hàng.
Tăng tỉ lệ chuyển đổi ra đơn hàng khi sử dụng Chatbot để hỗ trợ khách hàng tốt hơn.
Đây là hình thức quảng cáo sử dụng form đăng ký với các thông tin chính như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại… kết hợp với nội dung quảng cáo thu hút và hình ảnh chất lượng đến khách hàng tiềm năng. Hình thức này phù hợp với những dự án bất động sản, ô tô, tài chính – kinh doanh, chăm sóc làm đẹp, thực phẩm đồ uống,... vì bạn có thể nhanh chóng thu được một lượng lớn lead phục vụ cho telesales về sau.
Là hình thức quảng cáo giúp doanh nghiệp tăng lượng truy cập về website, được phân phối và hiển thị ngẫu nhiên trên Zalo App và Zalo network (Zing MP3, BaoMoi, Zing News…)
Với lượng người dùng Zalo tại Việt Nam vô cùng cao, thì đây sẽ nơi xây dựng chiến lược đầu tư toàn diện đối với các doanh nghiệp bao gồm việc chăm sóc khách hàng.
Ngoài chăm sóc nội dung cho kênh truyền thông, phản hồi nhanh và giải đáp những thắc mắc của khách hàng cũng là một điểm cộng lớn. Bên cạnh đó, thái độ và tương tác của nhân viên CSKH là yếu tố quan trọng trong việc giữ chân khách hàng tiềm năng.
Một trong những yếu tố kích thích sự quan tâm và chú ý của khách hàng chắc hẳn là các chương trình ưu đãi, khuyến mãi. Doanh nghiệp có thể xây dựng các chương trình tri ân, giảm giá, tặng quà,... cho những khách hàng đã mua sản phẩm và theo dõi doanh nghiệp trên Zalo OA.
Việc làm này không chỉ giúp giữ chân khách hàng, mà còn tăng doanh thu bán hàng cho doanh nghiệp, góp phần giúp bạn chăm sóc khách hàng trên Zalo đạt hiệu quả.
Nhân viên CSKH là những người có sức ảnh hưởng lớn đến đánh giá về sản phẩm/dịch vụ của công ty. Vì thế, cần phải đào tạo một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp. Khi sử dụng Zalo chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp nên có những mẫu câu trả lời. Dựa vào đó, nhân viên có thể dễ dàng phản hồi khách hàng một cách nhất quán, tiết kiệm thời gian và chi phí đào tạo.
Zalo đang là nền tảng kinh doanh tiềm năng mà các cá nhân và doanh nghiệp có thể khai phá. Mong rằng với bài viết này, sẽ giúp các bạn cung cấp các kiến thức nền tảng để xây dựng một chiến dịch Zalo Marketing hiệu quả.
Nguồn bài viết: Sưu tầm