Nên bán hàng trên sàn thương mại điện tử nào?

Muốn đánh giá mức độ hiệu quả của quá trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử thì cần phải nghiên cứu chúng trên nhiều phương diện kinh tế khác nhau như: chiết khấu hàng bán, chính sách giao nhận hàng hóa, số lượng đơn hàng, ưu đãi cho nhà cung cấp, công cụ quảng cáo, thái độ hợp tác,… Trong bài viết này, Thiết kế web ở Cần Thơ sẽ đưa ra một số đánh giá khách quan về mức độ hiệu quả của các sàn TMĐT tại Việt Nam hiện nay.

1.1. Bán hàng trên Lazada

Bán hàng trên Lazada

Lazada thuộc quản lý của công ty nước ngoài, Lazada có mạng lưới phát triển rộng khắp, đặc biệt tại các quốc gia Đông Nam Á. 

Điểm cộng:

  • Lazada là sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

  • Mức hoa hồng dành cho người bán khá hấp dẫn, 5% cho sản phẩm điện tử, 10% cho sản phẩm thời trang, 8% cho sản phẩm khác.

  • Hoạt động Marketing mạnh mẽ, thúc đẩy mua sắm.

  • Việc mở gian hàng trên lazada hoàn toàn miễn phí. Khi bắt đầu có đơn hàng giao dịch thành công, phí hoa hồng và phí vận chuyển theo ngành hàng và hình thức vận chuyển sẽ được áp dụng.

  • Chính sách bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tin cậy. Sản phẩm đăng bán trên lazada được đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nguyên mới. Khách hàng có thể đổi trả sản phẩm nếu thấy chất lượng không như cam kết hoặc không ưng ý. Số lượng sản phẩm được đăng tải không giới hạn lên Seller Center.

  • Bảo mật thông tin khách hàng và thái độ phục vụ chất lượng.

  • Với các chủ shop Bizweb, có thể dễ dàng đồng bộ sản phẩm từ website qua gian hàng, và quản lý bán hàng nhanh chóng, hiệu quả thông qua kênh bán hàng trên Lazada

Điểm trừ:

  • Là công ty nước ngoài nên thủ tục đăng kí online gian hàng khá phức tạp, điều khoản hợp đồng khắt khe. Cần đầy đủ ảnh chụp, giấy đăng kí kinh doanh, mã số thuế,…gây khó khăn cho người bán.

  • Lazada chỉ tập trung cho khâu duy nhất là marketing toàn bộ sản phẩm trên diện rộng, nhưng lại bỏ qua việc tùy chỉnh cho từng đối tượng riêng rẽ.

  • Các chi phí như chiết khấu, chi phí lấy hàng, vận chuyển khá lớn.

  • Thời gian giao hàng lâu dự kiến là 2-8 ngày kể từ khi Lazada nhận được đơn đặt hàng.

  • Tập trung nhiều vào người mua nên người bán khá thụ động, phụ thuộc hoàn toàn vào Lazada, khó có thể chủ động phát triển được.

  • Nhiều mặt hàng của Lazada mặc dù đã giảm giá nhưng vẫn cao hơn giá bán ở các sàn khác.

1.2. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Sendo

 Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Sendo

Sendo do Công ty Cổ phần Công Nghệ Sen Đỏ gây dựng và phát triển với gần 80.000 gian hàng và 3.000.000 sản phẩm. Với các ngành hàng nổi bật như thời trang nam, nữ, mẹ và bé, phụ kiện công nghệ, đồ gia dụng, thực phẩm, mĩ phẩm,…

Điểm cộng:

  • Là sàn thương mại điện tử tạo uy tín nhờ ăn theo thương hiệu FPT

  • Phát triển mạnh mẽ trong về mảng thời trang và phi công nghệ

  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt.

  • Với các chủ shop Bizweb, có thể dễ dàng đồng bộ sản phẩm từ website qua gian hàng, và quản lý bán hàng nhanh chóng, hiệu quả thông qua ứng dụng kênh bán hàng trên Sendo

  • Tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng đổi trả sản phẩm theo quy định cho phép.

  • Thái độ làm việc tốt.

Điểm trừ:

  • Các gian hàng mở trên Sendo là hoàn toàn miễn phí, nhưng lại bán các gói marketing và sử dụng các gói này cũng chưa chắc đã hiệu quả.

  • Cơ chế quản lý người bán chưa tốt nên vẫn có tồn tại hàng giả, hàng kém chất lượng.

  • Hiện tượng hoàn hàng khá cao có thể tới 20%. Cơ chế quản lý người mua cũng không được quan tâm đúng mức nên tồn tại rất nhiều đơn hàng ảo

  • Vấn đề giao hàng còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho cả người bán và người mua

1.3. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Tiki

 Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Tiki

Sàn giao dịch này được thành lập vào tháng 3 năm 2010 chuyên về các đầu sách. Đến nay Tiki  có mở rộng bày bán thêm nhiều mặt hàng khác như đồ gia dụng, thiết bị gia đình, đồ điện tử,…

Điểm cộng:

  • Các gian hàng được kiểm định kĩ lưỡng về quy cách nguồn gốc chất lượng sản phẩm, đảm bảo hàng hóa chính hãng, có trong danh mục hàng hóa được phép lưu thông trên thị trường.

  • Thế mạnh của sàn là các mặt hàng sách, chiết khấu cho mặt hàng này khá cao, có thể tới 30%- 35%.

  • Chính sách đổi trả hàng theo quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho người mua.

  • Chính sách giao hàng ưu đãi. Giao hàng miễn phí với đơn hàng trên 150.000 đồng trong thành phố Hồ Chí Minh và từ 250.000 đồng đối với đơn hàng ở các tỉnh thành khác của Việt Nam.

  • Chính sách bảo mật thông tin khách hàng rất tốt, thái độ làm việc chuyên nghiệp.

Điểm trừ:

  • Các mặt hàng còn ít, chưa đa dạng.

  • Hàng tồn kho quá nhiều cần kiểm soát đầu sách bán ra do Tiki giới hạn lượng hàng nhập về.

  • Thời gian giao hàng từ 4-10 ngày làm việc, tùy thuộc vào vùng miền địa lý. Đặc biệt khu vực phía Bắc thời gian giao hàng dài từ 6-10 ngày gây khó khăn cho người mua.

1.4. Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee

Bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee

Chỉ mới gia nhập thị trường Việt Nam từ nửa cuối năm 2016, Shopee là 1 "tân binh" trong danh sách các sàn TMĐT nhưng đã có bước phát triển ngoạn mục và chiếm thị phần lớn với hơn 800.000 nhà bán hàng tính đến tháng 3/2018. Vì vậy, nếu bán hàng đa kênh mà không bán hàng trên Shopee thì quả là 1 thiếu sót lớn.

Điểm cộng:

  • Tiếp cận với lượng khách hàng cực lớn trên Shopee

  • Cách đăng ký bán hàng trên Shopee dễ dàng, nhanh chóng

  • Quy trình bán hàng trên Shopee đơn giản

  • Bán hàng trên Shopee hoàn toàn không mất phí hay % hoa hồng

  • Shopee hỗ trợ phí vận chuyển cho các đơn hàng, chính sách vận chuyển cho nhà bán hàng cực ưu đãi

  • Có các chương trình khuyến mãi, trợ giá hấp dẫn cho nhà bán hàng

Điểm trừ:

  • Số lượng người bán trên Shopee lớn nên mức độ cạnh tranh cao

  • Hàng giả, hàng nhái nhiều, tình trạng bán phá giá phổ biến khiến các nhà bán hàng gặp khó khăn

  • Phí ship cao với các đơn hàng không đủ điều kiện hỗ trợ phí ship

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?