Marketing 4.0 là gì? Sự tiến hoá của Marketing trong kỷ nguyên số

Song hành với thời đại cách mạng 4.0 hiện tại, Marketing 4.0 đã trở thành cách thức quảng bá sản phẩm của thời đại mới, một công cụ mạnh mẽ và tiện lợi, giúp doanh nghiệp mang sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng bất kể thời gian và khoảng cách địa lý. Đây cũng là một công cụ vô cùng cần thiết để doanh nghiệp có thể thích nghi và phát triển tốt ở thời đại “thế giới phẳng” này.

Vậy, để nắm được trong tay “thần khí số” này, hãy cùng Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu rõ hơn Marketing 4.0 là gì và xu hướng Marketing 4.0 hiện nay đang diễn ra quanh ta như thế nào nhé!

Tổng quan Marketing từ 1.0 – 4.0

Marketing 4.0

Con người đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghệ tác động lên mọi mặt trong cách con người sản xuất và mua bán, vì thế Marketing cũng có sự phát triển song hành đồng thời. Trước khi đề cập đến xu hướng Marketing 4.0, hãy điểm qua những phiên bản tiền thân để hiểu sâu thêm về sự phát triển của Marketing qua từng thời kỳ phát triển của nhân loại.

  • Marketing 1.0: Trong giai đoạn này, sản phẩm sẽ là trung tâm. Đây là thời điểm các cung cấp lấy việc cạnh tranh về chất lượng và tính năng của sản phẩm làm kim chỉ nam cho các chiến thuật tiếp thị của mình.
  • Marketing 2.0: Trong giai đoạn này, khách hàng là trung tâm. Các nhà cung cấp đã chú ý hơn đến vấn đề định vị thương hiệu và ý thức được vấn đề cạnh tranh bằng sự khác biệt. Marketing 2.0 được phát triển từ cấp độ chiến thuật ngắn hạn lên cấp độ chiến lược dài hạn.
  • Marketing 3.0: Trong giai đoạn này, con người sẽ làm trung tâm. Các nhà cung cấp đã thêm vào các giá trị tinh thần vô hình như sứ mệnh, tầm nhìn và trách nhiệm xã hội vào sản phẩm dịch vụ của mình. Từ đó, Marketing dần đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Marketing 4.0 là hình thức tiếp thị mà nó sự tương tác giữa online và offline giữa doanh nghiệp và khách hàng. Trong thời đại kỹ thuật số, doanh nghiệp cần phải thay đổi hoàn toàn cách thức tiếp cận với khách hàng, phân tích nhu cầu, tiếp thị, bán hàng, cho đến cách chăm sóc khách hàng,… để phù hợp với thời đại.

Marketing 4.0 là gì?

Marketing 4.0 là sự kết hợp và tương tác qua lại giữa trạng thái offline và online trong mối quan hệ của doanh nghiệp và khách hàng. Trong thời đại số hóa, doanh nghiệp cần phải thay đổi và cập nhật liên tục cách thức tiếp cận và tương tác với khách hàng, bắt đầu từ quá trình phân tích nhu cầu, xác định đối tượng khách hàng, định vị thương hiệu, lựa chọn kênh phân phối trung gian, cho đến quá trình chăm sóc hậu mãi sao cho phù hợp hơn với thời điểm hiện nay.

Marketing 4.0 là gì?

Việc Internet tham gia vào các hoạt động MM (Market Maker) đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong cách doanh nghiệp tương tác và bán sản phẩm dịch vụ cho khách hàng. Điều này đã tạo ra bước dịch chuyển từ 4P sang 4C, mở ra một thời đại Marketing mới, thời đại mà khoảng cách giữa người mua và người bán dần bị xóa bỏ.


Những cơ hội cần nắm bắt trong Marketing 4.0

Những cơ hội cần nắm bắt trong Marketing 4.0

Thông qua các báo cáo và tài liệu được tổng hợp từ nhiều nghiên cứu của các nhà kinh tế trên thế giới, có thể tổng hợp các cơ hội mà Marketing 4.0 đem đến cho doanh nghiệp như sau:

- Gia tăng tốc độ truyền tải thông tin từ doanh nghiệp đến khách hàng hiệu quả: Internet cho phép doanh nghiệp truyền tải thông tin đến khách hàng bằng các cách thức đa dạng và hấp dẫn hơn. Giờ đây, doanh nghiệp có thể lựa chọn các trang mạng xã hội hoặc chính website của mình để truyền đạt thông tin đến khách hàng, với các đa phương tiện phong phú từ văn bản, hình ảnh, âm thanh thậm chí là trò chơi và các DOOH tạo ra trải nghiệm tương tác thời gian thực.

- Tăng tốc độ truyền tải thông tin từ khách hàng đến doanh nghiệp: Điều thú vị của Internet chính là kết nối đa chiều và liên tục. Chính điều này có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng lắng nghe nhu cầu của khách hàng để cập nhật các chiến lược Marketing của mình để trở nên hiệu quả, tối ưu hơn và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

- Tương tác và mua bán đa kênh, mọi lúc, mọi nơi: Với internet, người dùng có thể chủ động và dễ dàng tìm kiếm thông tin cũng như đặt mua sản phẩm dịch vụ trên các trang thương mại điện tử mà không cần đến nhân viên tư vấn hay phải trực tiếp di chuyển đến cửa hàng, giúp doanh nghiệp tăng doanh thu cũng như tiết kiệm chi phí mặt bằng, nhân công và các chi phí khác so với việc duy trì cửa hàng truyền thống.

- Thị trường toàn cầu: Như đã nói, Internet giúp doanh nghiệp có thể bán sản phẩm và dịch vụ của mình mà không bị giới hạn bởi thời gian và khoảng cách địa lý. Với sự can thiệp của Internet, chỉ cần vài cú click chuột, toàn bộ thông tin và hình ảnh sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thể xuất hiện với người tiêu dùng ở phía bên kia bán cầu với chi phí dường như bằng không.


Các thách thức phải đối mặt trong thời Marketing 4.0

Các thách thức phải đối mặt trong thời Marketing 4.0

Song hành với những cơ hội to lớn, doanh nghiệp cũng cần phải cẩn thận đổi mặt với những thách thức mới mà Marketing 4.0 mang lại. Những thách thức chính được đề cập như sau:

+ Marketing 4.0 thay đổi cách doanh nghiệp vận hành: Việc chuyển đổi sang Marketing 4.0 ảnh hưởng đến cả quá trình sản xuất, phân phối cũng như bán hàng của doanh nghiệp. Vì thế, doanh nghiệp và mọi thành viên trong doanh nghiệp phải chấp nhận thay đổi và thích nghi với sự thay đổi.

+ Sự chênh lệch về khả năng tiếp cận công nghệ của khách hàng: Marketing 4.0 đòi hỏi khách hàng phải có kiến thức về Internet và có khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ để truy cập. Đây là điểm hạn chế lớn vì không phải ai cũng có thể đáp ứng được. Vì thế, doanh nghiệp cần phải linh hoạt chuyển đổi liên tục giữa hai hình thức Marketing online và offline để đảm bảo tốt độ bao phủ thị trường.

+ Hạn chế trong truyền đạt một số loại thông tin của sản phẩm dịch vụ: Internet chỉ có thể truyền tải thông tin thuộc phần nghe và nhìn cũng như thiếu sự tương tác thực tế của khách hàng với sản phẩm dịch vụ. Đây là yếu thế lớn của cách tiếp thị “phi vật lý” so với cách tiếp thị truyền thống, rõ ràng hơn với các sản phẩm và dịch vụ tập trung vào ba giác quan còn lại như nước hoa, thực phẩm, thời trang,…

+ Hệ thống hạ tầng chưa đủ hoàn thiện rõ ràng: Chưa thể hỗ trợ và hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện vài chiến lược Marketing 4.0, ví dụ như chính sách tài chính, hành lang pháp lý,… Điều này để lại rủi ro lớn cho hoạt động của doanh nghiệp.

+ Hệ thống bảo mật còn nhiều rủi ro và lỗ hổng: Doanh nghiệp phải đối diện với các cuộc tấn công liên quan đến vấn đề bảo mật thông tin cá nhân cũng như thông tin thanh toán khi các giao dịch điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi.


Xu hướng marketing 4.0 trong thời đại số hiện nay

 Xu hướng marketing 4.0 trong thời đại số hiện nay

Dù vẫn tồn tại nhiều thách thức song song với cơ hội, nhưng Marketing 4.0 chắc chắn sẽ là hiện tại và tương lai của Marketing. Vì vậy, để chuẩn bị tốt hơn cho bản thân trước “cơn sóng thời đại” này, việc nắm bắt xu hướng Marketing 4.0 là một điều vô cùng cần thiết cho doanh nghiệp.

Dịch chuyển từ “Determine Market” đến “Customer’s Decision”

Với phương pháp Marketing truyền thống, sau khi target nhóm khách hàng mục tiêu, doanh nghiệp sẽ triển khai chiến lược Marketing để tiếp cận khách hàng theo mối quan hệ một chiều vì khách hàng là người thụ động tiếp nhận thông tin, vì thế, phương pháp tiếp cận này có thể khiến khách hàng cảm thấy phiền phức khi bị ép nhận những thông tin không mong muốn hoặc vào thời điểm không hợp lý.

Trong thời đại 4.0, khách hàng sẽ hình thành và phát triển các mạng lưới cộng đồng và kết nối với nhau theo chiều ngang (thông qua các diễn đàn, mạng xã hội,…). Vì thế, để giao tiếp với khách hàng, doanh nghiệp phải trở thành một phần của cộng đồng, đóng vai trò là người đồng hành với mong muốn chia sẻ và giúp đỡ các thành viên.

Dịch chuyển từ 4P đến 4C

Mô hình 4C trong Marketing 4.0 bao gồm:

Customer Solutions (giải pháp dành cho khách hàng): Customer Solutions chính là đặt nhu cầu khách hàng làm gốc rễ và nhiệm vụ của doanh nghiệp là phát triển ra những giải pháp đáp ứng được những nhu cầu đó. Yếu tố này giúp doanh nghiệp có thể thiết kế ra những phiên bản khác nhau của một sản phẩm dịch vụ phù hợp cho từng nhóm đối tượng khách hàng khác nhau trong phân khúc khách hàng mục tiêu.

Customer Cost (Chi phí khách hàng): Chi phí khách hàng là chi phí mà khách hàng phải bỏ ra để sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp, bao gồm cả chi phí cơ hội. Doanh nghiệp cần đảm bảo giá trị sản phẩm dịch vụ của mình hợp lý với mức chi phí mà khách hàng bỏ ra.

Convenience (sự tiện lợi): Sự tiện lợi trong Marketing 4.0 yêu cầu doanh nghiệp ngoài nắm được hành vi mua hàng truyền thống còn phải tìm hiểu hành vi mua hàng trực tuyến của khách hàng ở xem họ thích những sàn thương mại điện tử nào hay họ ưa chuộng hình thức thanh toán gì để thiết kế hệ thống phân phối thuận lợi nhất cho khách hàng.

Communication (giao tiếp/truyền thông): Đối với yếu tố này, doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định những kênh truyền thông có thể giúp doanh nghiệp giao tiếp hiệu quả với khách hàng.

Dịch chuyển từ mô hình AIDA đến mô hình 5A

Marketing 4.0 đã dịch chuyển từ mô hình dạng phễu AIDA (Aware, Attitude, Act và Act again) sang mô hình 5A (Aware, Appeal, Ask, Action, Advocate). Nếu AIDA chỉ đánh vào hành trình mua hàng của một cá nhân, thì 5A cho phép doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng nhờ sự giới thiệu của khách hàng hiện tại. Với sự hỗ trợ của công nghệ 4.0, mô hình 5A không chỉ đơn thuần là dạng phễu mà có thể linh hoạt thay đổi hình dạng dựa theo mô hình kinh doanh của doanh nghiệp.


Nên làm thế nào để triển khai Marketing 4.0 thành công?

Nên làm thế nào để triển khai Marketing 4.0 thành công?

Như vậy, để thực hiện triển khai Marketing 4.0 thành công, doanh nghiệp cần phải:

Thực hiện mô hình 5A và 4C trong Marketing 4.0: Việc áp dụng các mô hình Marketing sẽ là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định đúng đắn và phù hợp trong các chiến lược tiếp thị của mình.

Nhân cách hóa thương hiệu: Marketing hiện nay tập trung vào con người, vì thế, việc thêm yếu tố cảm xúc vào hình ảnh thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và lan tỏa thông điệp của mình đến với khách hàng mục tiêu hơn.

Liên tục cập nhật và áp dụng công nghệ mới: Việc áp dụng các công nghệ như big data, điện toán đám mây hay VR vào quá trình tiếp thị sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao trải nghiệm và sự tiện lợi của khách hàng đối với sản phẩm dịch vụ.

Marketing 4.0 giúp doanh nghiệp ứng dụng công nghệ kỹ thuật vào các chiến lược tiếp thị của mình để mở ra các cơ hội và tiềm năng mới cho công việc kinh doanh, nhưng đồng thời cũng đem lại những thách thức không nhỏ. Thông qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được Marketing 4.0 là gì và xu hướng Marketing 4.0 đang phát triển mạnh mẽ trong thời đại hiện nay để có thêm thông tin nhằm triển khai và áp dụng thành công cho doanh nghiệp của mình.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?