Ngành Marketing đang ngày càng náo nhiệt và đi cùng với nó là những hướng đi sáng tạo và táo bạo để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, có những hướng đi “cũ” nhưng vẫn chưa khai thác được hết tiềm năng sáng tạo của nó, thiết kế Mascot/Logo Mascot được xem là như vậy để thương hiệu cân nhắc sử dụng cho chính sản phẩm của mình. Với khả năng sáng tạo linh hoạt và không giới hạn, Mascot được xem như là một “vũ khí” chính cho các chiến dịch truyền thông dài hạn hoặc như một người đại diện “bền vững” cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Hãy cùng Thiết kế web Cần Thơ khám phá sức mạnh của Mascot trong truyền thông thương hiệu.
‘Mascot’ hoặc ‘mascotte’ là một từ tiếng Pháp có nghĩa là “bùa may mắn”. Logo là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế thương hiệu doanh nghiệp.
Mascot (linh vật) là những “người đại diện” gắn liền với hình ảnh thương hiệu và sản phẩm. Mascot được tạo ra bằng việc nhân cách hóa động vật, đồ vật, sự vật,... đại diện cho một sản phẩm, thương hiệu hoặc tổ chức. Việc sử dụng Mascot/ Logo mascot được xem như một công cụ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tăng tối đa độ nhận diện thương hiệu.
Theo nhiều nghiên cứu về Marketing và tâm lý mua sắm tiêu dùng, khi khách hàng cân nhắc về một thương hiệu, họ thích những gì gần gũi cùng những cảm xúc tích cực khi họ nhắc đến một thương hiệu, vì thế tâm lý khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng cần được cân nhắc trong Marketing nói chung và khi xây dựng thương hiệu nói riêng.
Khi liên quan đến tâm lý khách hàng và thương hiệu, “nguyên tắc quen thuộc” được xem như là một nguyên tắc thường thấy trong thói quen tiêu dùng của khách hàng. Theo “nguyên tắc quen thuộc”, khách hàng có xu hướng bỏ qua những sản phẩm lạ và tiếp cận các sản phẩm/thương hiệu quen thuộc hơn với mình, từ đó để lại những cảm xúc tích cực sau khi sử dụng. Điều này sẽ làm cho một thương hiệu nổi tiếng sẽ ngày càng nổi tiếng, nhưng nó sẽ khiến cho tâm lý người sử dụng trở nên nhàm chán, cứng ngắc và khó thay đổi.
Lâu dần, “nguyên tắc quen thuộc” sẽ trở thành một bài toán khó giải quyết đối với doanh nghiệp trong việc bứt phá hình ảnh thương hiệu và gia tăng độ nhận diện khi khách hàng có xu hướng “ưu ái” những gì quen thuộc với họ và mong muốn có những trải nghiệm cùng những cảm xúc tích cực khi tiếp xúc với doanh nghiệp.
Để giải quyết bài toán tâm lý trên, Logo Mascot được xem là một “công thức” sáng tạo phù hợp trong các chiến lược của doanh nghiệp. Việc sử dụng Mascot trong các hoạt động truyền thông thương hiệu được xem như việc “mặc một chiếc áo mới”, gây chú ý và nuôi dưỡng cảm xúc thương hiệu, từ đó kích thích hành vi mua hàng, gia tăng doanh thu.
Một lý do tại sao sử dụng Logo Mascot sẽ giúp thương hiệu được khách hàng nhớ tới chính là vì các hình ảnh như là khuôn mặt sẽ thường dễ ghi nhớ hơn so với một câu nói hoặc một hình ảnh trừu tượng. Điều này đồng nghĩa đến việc Logo mascot có thể giúp cho doanh nghiệp được nhớ tới, giúp tệp khách hàng dễ dàng ghi nhớ và làm tăng khả năng lựa chọn sản phẩm của mình.
Một trong những minh chứng “sống” khi nhắc đến Logo Mascot chính là thương hiệu gà rán KFC với khuôn mặt của người sáng lập - ông Harland Sanders xuất hiện trên cả Logo và bao bì sản phẩm. Có thể nói, sự cạnh tranh trong ngành hàng FnB vẫn luôn gay gắt qua nhiều thế hệ, tuy nhiên thương hiệu gà rán KFC vẫn là một trong những thương hiệu nổi bật nhất khi nhắc đến và Logo Mascot của ngài đại tá KFC Harland Sander vẫn là một trong những điều khiến cho thương hiệu KFC luôn vững vàng và phát triển bền vững trong mắt người tiêu dùng.
Từ năm 1952 cho tới nay, thương hiệu KFC đã có 8 lần chỉnh sửa Logo của mình, nhưng khuôn mặt mỉm cười của ông Harland Sanders vẫn giữ nguyên theo thời gian như một lời cam kết cho chất lượng và những giá trị cốt lõi ban đầu của thương hiệu.
Chúng ta dễ dàng nhận ra rằng con người luôn thích mọi sự vật xung quanh được “Nhân hóa”. Từ những chuyện cổ tích cho đến những câu đối câu thơ dân gian đều xuất hiện những đồ vật có cảm xúc, hay những con vật biết đi và thông minh “tinh ranh” hơn cả con người. Nhờ vào những điều như vậy, chúng ta có thể thấy các vật thể vô tri ấy trở nên thú vị, duyên dáng, gần gũi và giúp cho nhiều câu truyện trở nên sinh động hơn.
Điều này cũng giống với việc sử dụng Mascot trong Logo thương hiệu. Khi bạn mang đến cho thương hiệu của mình một nhân cách, một bộ mặt, điều này đồng nghĩa với việc giúp cho thương hiệu có được “bản ngãi” riêng và trở nên sinh động hơn trong mắt người dùng. Từ đó, chúng ta có thể thấy việc sử dụng Mascot trong truyền thông có thể giúp doanh nghiệp có được cả bản sắc thương hiệu cùng với những cá tính của mình.
Chiếu khía cạnh tâm lý khách hàng, Logo Mascot có thể làm tăng lên sự gắn kết giữa khách hàng và thương hiệu theo “nguyên tắc quen thuộc”. Người tiêu dùng có thể dần dà tin tưởng và khắng khít với những gương mặt, từ đó hành vi mua hàng của họ cũng dần bị ảnh hưởng và dành sự “ưu ái” hơn cho những thương hiệu mà họ có sự gắn kết.
Logo được xem như là “tiếng nói” cho thương hiệu nhưng việc Logo ở định dạng hình ảnh tĩnh khiến cho nó trở nên vị “gò bó” khi đại diện cho bản sắc và giá trị cốt lõi của công ty.
Logo Mascot thì khác, Mascot/ Logo Mascot hoàn toàn có thể sử dụng motion hoặc animation để giúp nó trở nên sinh động hơn. Việc Mascot trở nên sinh động hơn với animation có thể giúp nó linh hoạt hơn trong cách sử dụng như việc “góp mặt” trong các TVC, những Billboard tương tác kiểu mới hoặc nhiều cách tiếp cận sáng tạo khác để phục vụ cho việc Marketing doanh nghiệp.
Thêm một ví dụ điển hình cho Logo Mascot chính là chú chuột Mickey và hãng phim Walt Disney nổi tiếng. Chắc hẳn ai cũng biết đến chú chuột cực dễ thương đại diện cho hãng phim Walt Disney xuất hiện trong nhiều bộ phim hoạt hình đình đám của đài Disney. Chú chuột Mickey cùng đôi tai dễ thương đã trở thành một “bộ nhận diện” cực kỳ nổi tiếng trong ngành phim ảnh. Thậm chí chú chuột Mickey còn có được “ưu ái” làm gương mặt chính cho các sản phẩm bán lẻ của Walt Disney.
Con người là những sinh vật giàu tình cảm và có xu hướng thích những thương hiệu có thể kết nối được cảm xúc của mình với khách hàng. Chính vì thế, những hoạt động truyền thông marketing đánh vào cảm xúc con người thường được phát triển rộng rãi và nhanh chóng.
Với những Logo truyền thông hiện nay, khả năng đánh vào cảm xúc người dùng vẫn bị giới hạn. Điều này có thể bởi vì Logo truyền thống thường được tạo ra bởi một hình ảnh tượng trưng cùng một câu nói cốt lõi của thương hiệu.
Vì thế, để giúp thương hiệu tối ưu yếu tố cảm xúc và kết nối với người dùng, doanh nghiệp sẽ ưu tiên hơn cho việc tạo ra một Logo Mascot.
Không thể phủ nhận rằng Logo Mascot có thể trở nên sinh động hơn logo truyền thống. Logo Mascot không chỉ có thể trở thành “đại diện” bán hàng của thương hiệu mà còn có thể giúp khách hàng có cảm tình hơn với thương hiệu. Với màu sắc và những hình thái linh hoạt, Logo Mascot có thể hoàn toàn thể hiện được phong cách và bản chất doanh nghiệp. Điều này đã giúp cho thương hiệu có thể duy trì được cảm xúc của khách hàng, từ từ tạo nên sự tin tưởng và có được sự lựa chọn của khách hàng.
Nguồn bài viết: Sưu tầm