Bạn có ý định kinh doanh đồ ăn nhanh nhưng không biết phải bắt đầu từ đâu và thực hiện như thế nào? Hãy để Thiết kế web Cần Thơ hướng dẫn bạn cách lập kế hoạch bán hàng chi tiết và rõ ràng, giúp bạn định hình rõ hơn cần chuẩn bị những gì.
Xác định mục tiêu kinh doanh đồ ăn nhanh cho từng giai đoạn
Nếu bạn muốn kinh doanh đồ ăn nhanh lâu dài thì nên xác định mục tiêu thật rõ ràng, dựa vào đây mới có thể tiến hành những bước sau một cách chính xác, cũng như ước tính được thời gian thu hồi vốn. Bạn có thể lập mục tiêu như:
Giai đoạn 1: Giới thiệu được thương hiệu quán đến người tiêu dùng.
Giai đoạn 2: Có được X% khách hàng mục tiêu.
Giai đoạn 3: Thu hồi được Y% vốn? Lãi được khoảng Z%…
Từ khách hàng mục tiêu, bạn có thể đưa ra menu, tạo các combo, định được giá đồ ăn cũng như trang trí quán theo phong cách phù hợp.
Đối với các quán bán đồ ăn nhanh, sẽ có 3 nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu là:
Nhóm này chiếm tới 60% số lượng khách hàng mục tiêu, đặc biệt là ở các thành phố. Họ thường đi theo nhóm, đi ăn sau giờ học hoặc đi chơi. Đối tượng này còn đang đi học nên mức giá nên nằm trong khoảng dễ chịu 20.000 – 40.000 đồng/phần.
Chiếm khoảng 20% số lượng khách hàng mục tiêu. Họ thường đi một mình hoặc theo nhóm, vào quán khi được nghỉ giải lao, nghỉ trưa. Những người này đã đi làm nên có thể chi trả mức giá cao hơn từ 40.000 – 60.000 đồng/phần.
Chiếm khoảng 20% số lượng khách hàng mục tiêu. Số khách này thường đi theo đôi hoặc có cả trẻ nhỏ và đến vào buổi tối, cuối tuần. Mức giá chi trả linh động, ở khoảng 30.000 đồng trở lên.
Tính toán các chi phí kinh doanh đồ ăn nhanh
Khi kinh doanh quán đồ ăn nhanh, bạn có thể lựa chọn hình thức bán giao hàng hoặc ngồi lại tại chỗ. Việc chọn hình thức nào phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn mà bạn có. Dưới đây là mố số chi phí mà bạn cần chuẩn bị trước khi mở quán:
Thường tính theo thời hạn tối thiểu là 6 tháng. Giá thuê còn tùy thuộc vào diện tích và vị trí thuê. Thông thường mặt bằng ngoài đường lớn, gần trung tâm sẽ có giá cao hơn nhiều so với trong ngõ, ngách.
Phụ thuộc vào nguồn cung cấp, loại nguyên liệu, số lượng, thiết bị làm bếp, thiết bị bán hàng như máy bán hàng POS, máy in hoá đơn, ngăn kéo đựng tiền…
Nếu tự trang trí bạn chỉ tốn tiền vào việc mua vật liệu, nếu mở quán lớn, yêu cầu cao về tính thẩm mỹ thì nên thuê đơn vị trang trí chuyên nghiệp.
Lương nhân viên, chi phí điện, nước, wifi, làm giấy phép kinh doanh, marketing…
Nếu kinh doanh đồ ăn vặt mang về thì chi phí sẽ có phần nhẹ hơn do chỉ chi cho phần làm xe đẩy.
Địa điểm quán hợp lý sẽ giúp bạn thu hút được lượng khách hàng thân quen và cả khách hàng vãng lai. Tùy vào đối tượng khách hàng mục tiêu chủ yếu mà bạn lựa chọn địa điểm bán để thu hút họ.
Nếu như bạn kinh doanh đồ ăn vặt, dù là lớn hay nhỏ thì cũng cần có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận an toàn thực phẩm. Hãy xin đầy đủ các giấy tờ trên trước khi quán đi vào hoạt động để tránh bị nộp phạt.
Lên kế hoạch marketing chỉnh chu cho quán
Khâu marketing đặc biệt quan trọng, nhất là những ngày đầu khai trương, vậy nên để thu hút khách hàng vào ngày đầu mở quán, không thể thiếu các chương trình khuyến mãi như:
Sau khi đã lên chiến lược, hãy quảng bá các chương trình của quán bạn tới khách hàng thông qua việc treo băng rôn, phát tờ rơi ngay đầu quán hoặc đăng tải trên website bán hàng, Fanpage Facebook… Bên cạnh đó, các quán nên triển khai thêm các kế hoạch marketing online như:
Trên đây là chi tiết các bước lập kế hoạch khi kinh doanh đồ ăn nhanh bạn có thể tham khảo để triển khai cho quán mình. Vietcore hy vọng chia sẻ trên sẽ giúp cho việc kinh doanh của bạn tiến hành thuận lợi và hiệu quả hơn.