Hiệu ứng chim mồi là gì? Ứng dụng hiệu ứng trong marketing

Hiệu ứng chim mồi là gì và tại sao nó có thể tác động đến quyết định mua hàng của chúng ta? Có thể bạn không nhận ra, nhưng hiệu ứng này có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ menu của nhà hàng đến trang web mua sắm trực tuyến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng khám phá về hiệu ứng chim mồi và cách mà mọi người có thể tận dụng nó trong lĩnh vực marketing. Cùng Thiết kế web tại Cần Thơ tìm hiểu ngay bài viết này nhé!

Hiệu ứng chim mồi là gì?

Hiệu ứng chim mồi, còn được gọi là “decoy effect” trong tiếng Anh, là một nghệ thuật dẫn dắt tâm lý khéo léo trong marketing.

Hiệu ứng chim mồi là gì?

Hiệu ứng này mô tả sự thay đổi trong cách mà người tiêu dùng đánh giá và lựa chọn khi có thêm một tùy chọn thứ ba, gọi là “chim mồi” hoặc “decoy”. Hiệu ứng này thường khiến cho tùy chọn mà doanh nghiệp muốn đẩy mạnh trở nên hấp dẫn hơn trong mắt khách hàng. Thông thường, hiêu ứng chim mồi được dùng để dịch chuyển khách hàng từ sản phẩm có mức giá thấp lên mức giá cao hơn.

Ví dụ về hiệu ứng chim mồi

Hãy tưởng tượng bạn đứng xếp hàng tại rạp chiếu phim để mua bỏng ngô. Bạn không đói lắm, nên bạn định sẽ mua một túi kích cỡ nhỏ. Khi bạn đến quầy bán hàng, bạn thấy túi nhỏ giá 65.000 đồng, túi vừa giá 80.000 đồng và túi lớn giá 85.000 đồng. Bạn thực sự không định mua túi bỏng ngô lớn, nhưng bạn cuối cùng lại mua nó vì nó rẻ hơn nhiều so với túi vừa.

Trong ví dụ này về hiệu ứng chim mồi, chúng ta có thể coi túi bỏng ngô lớn là sản phẩm mục tiêu mà rạp chiếu phim muốn bạn mua, trong khi túi bỏng ngô nhỏ là đối thủ của nó. Bằng cách thêm túi bỏng ngô vừa làm chim mồi (vì nó chỉ rẻ hơn 5.000 đồng so với túi lớn), rạp chiếu phim thuyết phục bạn mua sản phẩm lớn hơn thay vì chọn sản phẩm vừa.

Ý nghĩa của hiệu ứng chim mồi là gì?

Ý nghĩa của hiệu ứng chim mồi là gì?

Hiệu ứng chim mồi không chỉ là một chiến lược tiếp thị, mà còn là một hiện tượng tâm lý đầy thú vị. Nó có khả năng thay đổi cách mà chúng ta đánh giá và lựa chọn giữa các tùy chọn mua sắm, thường dẫn đến những quyết định không mấy tối ưu. Hiệu ứng chim mồi có ý nghĩa quan trọng cả đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng:

Dưới góc độ doanh nghiệp

  • Tăng doanh số bán hàng: Hiệu ứng chim mồi trong marketing có thể thúc đẩy khách hàng đưa ra quyết định mua sắm, đặc biệt là trong trường hợp các sản phẩm hoặc dịch vụ có sự cạnh tranh mạnh mẽ. Bằng cách tạo ra một lựa chọn “chim mồi” khéo léo, doanh nghiệp có thể thúc đẩy khách hàng chọn sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ muốn thúc đẩy.
  • Tối ưu hóa giá cả và lợi nhuận: Bằng cách thiết kế tùy chọn “chim mồi” sao cho có giá cao hơn nhưng giá trị tương đương hoặc ít hơn, doanh nghiệp có thể tạo ra cơ hội để tăng lợi nhuận mà không làm mất khách hàng.
  • Định hướng suy nghĩ khách hàng: Hiệu ứng chim mồi có thể giúp tạo sự tập trung của khách hàng vào những tùy chọn mà doanh nghiệp muốn họ chọn. Bằng cách định hình lựa chọn “chim mồi” sao cho nó hấp dẫn hơn và tạo ra sự so sánh, doanh nghiệp có thể làm cho khách hàng quan tâm nhiều hơn đến những gì họ đề xuất.

Dưới góc độ người tiêu dùng

  • Sự phân vân: Hiệu ứng chim mồi có thể làm cho quyết định mua sắm trở nên khó khăn hơn đối với người tiêu dùng. Họ có thể cảm thấy áp lực để chọn lựa chứ không phải dựa trên nhu cầu thực sự của họ.
  • Tích lũy giá trị: Đôi khi, hiệu ứng chim mồi có thể khiến người tiêu dùng lựa chọn một tùy chọn với giá cao hơn nhưng có giá trị tương đương hoặc ít hơn. Người tiêu dùng cần cẩn trọng để không rơi vào cạm bẫy này và xem xét kỹ lưỡng trước khi quyết định.
  • Hỗ trợ quyết định: Ngược lại, hiệu ứng chim mồi cũng có thể giúp người tiêu dùng tập trung vào việc so sánh giữa các tùy chọn và chọn lựa dựa trên sự phân tích cẩn trọng hơn. Nó có thể tạo ra sự thúc đẩy để tìm hiểu kỹ lưỡng trước khi mua sắm.

Tác động của hiệu ứng chim mồi

Tác động của hiệu ứng chim mồi

Hiệu ứng chim mồi có tác động trong cả ngắn hạn và cả dài hạn. Theo thời gian, những tác động mà hiệu ứng tạo ra đối với doanh nghiệp và người tiêu dùng sẽ khác đi so với ngắn hạn.

Tác động ngắn hạn

Hiệu ứng chim mồi có thể khiến chúng ta tiêu tiền và tiêu thụ nhiều hơn mức mà chúng ta thực sự cần. Khi có một tùy chọn chim mồi xuất hiện, chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên cảm giác rằng tùy chọn nào có lợi nhất hơn là tùy chọn nào phù hợp với mục đích ban đầu nhất.

Rất tiếc, việc nghe theo trực giác mách bảo không có nghĩa là chúng ta đang đưa ra quyết định thông minh. Hầu hết trường hợp, hiệu ứng này dẫn chúng ta đến việc đưa ra một lựa chọn tốn kém hơn mà thực sự không mang lại nhiều lợi ích bổ sung. Nói cách khác, chúng là những giao dịch không mang lại nhiều giá trị.

Tác động dài hạn

Tùy chọn chim mồi thường được các doanh nghiệp và tập đoàn sử dụng để khiến chúng ta mua nhiều hơn so với ban đầu. Theo thời gian, doanh nghiệp có thể có được một khoản tiền lớn nhờ vào việc tận dụng hiệu ứng này.

Các loại sản phẩm thường được quảng cáo bằng hiệu ứng chim mồi là các thực phẩm không lành mạnh như đồ uống có gas, thức ăn nhanh,… Và rõ ràng, việc tiêu thụ quá nhiều thức ăn nhanh và nước ngọt không tốt cho cơ thể chúng ta.

Chiến lược dựa trên hiệu ứng chim mồi

Chiến lược dựa trên hiệu ứng chim mồi

Thông thường, hiệu ứng chim mồi được sử dụng trong kinh doanh và những chiến lược được sử dụng dựa trên nó có những nguyên tắc nhất định:

Cho khách hàng “tự do” lựa chọn

Thông thường, người dùng đều ưa thích những thương hiệu cung cấp cho họ nhiều sự lựa chọn. Việc đưa ra nhiều sự lựa chọn cũng khiến khách hàng có nhiều sự đối chiếu hơn để tìm ra sản phẩm có lợi nhất cho mình. Tuy nhiên, việc đưa ra thêm tùy chọn cũng cần được tính toán sao cho hợp lý để trông như khách hàng tự do lựa chọn nhưng thực chất họ đang mua sản phẩm mà doanh nghiệp muốn.

Quy luật 100

Quy luật 100 là việc biểu thị giá trị sản phẩm và dịch vụ được giảm giá sao cho nó trở nên hấp dẫn hơn với người mua.

Ví dụ, đối với một sản phẩm có giá trị hàng trăm nghìn đồng thì việc nói rằng sản phẩm đó được giảm giá theo số % sẽ hấp dẫn hơn. Đối với số tiền giảm giá cho sản phẩm có giá trị từ triệu đồng trở lên, bạn nên sử dụng giá trị bằng tiền thực tế hơn là số %.

Những giá tiền có “số lẻ”

Một ví dụ điển hình về việc sử dụng hiệu ứng chim mồi trong kinh doanh và tiếp thị của các doanh nghiệp là việc sử dụng số lẻ khi biểu thị giá sản phẩm hoặc dịch vụ. Thông thường, người tiêu dùng có xu hướng đọc số từ trái qua phải. Mặc dù một sản phẩm có giá 49.000 đồng chỉ chênh lệch với sản phẩm có giá 50.000 đồng là 1.000 đồng, tuy nhiên nhiều người vẫn mua sản phẩm 49.000 đồng vì 49 nhỏ hơn 50.

Lời kết

Hiệu ứng chim mồi là một khía cạnh thú vị của tâm lý hành vi con người. Hiệu ứng này đã được tận dụng một cách hiệu quả trong lĩnh vực tiếp thị và kinh doanh. Khi hiểu được cách mà hiệu ứng chim mồi ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định của người mua, các doanh nghiệp có thể tạo ra các chiến lược tiếp thị thông minh để thúc đẩy doanh số bán hàng.

Hy vọng Vietcore đã giúp bạn hiểu được khái niệm hiệu ứng chim mồi là gì cũng như các chiến lược kinh doanh áp dụng hiệu ứng này. Đừng quên share bài viết nếu thấy bổ ích và truy cập chuyên mục Inbound marketing của  để nhận thêm nhiều kiến thức thú vị mỗi ngày nhé!

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?