Green Marketing là gì? Xu hướng tiếp thị hiệu quả năm 2023

Khi mà vấn đề môi trường ngày càng được đề cao, thói quen của người tiêu dùng cũng dần thay đổi, đây chính là lúc mà Green marketing xuất hiện. Liệu đây có phải là xu hướng tiếp thị hiệu quả năm 2023? 

Green marketing không chỉ nổi lên như một phong trào, mà ở thời điểm hiện tại nó đã trở thành xu hướng trên toàn cầu với rất nhiều khái niệm như: thực phẩm xanh, đồ gia dụng xanh,…đã tạo được sự thúc đẩy mọi người hướng đến “tiêu dùng xanh”. 

Chính vì những điều đó mà đòi hỏi doanh nghiệp ngày nay phải nỗ lực trong vấn đề hướng tới và bảo vệ môi trường, giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường. Vậy hôm nay hãy cùng làm rõ về Green marketing là gì? Cùng Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu bài viết sau đây nha!

Green Marketing là gì?

Green Marketing là gì?

Green Marketing hay còn được biết đến là marketing xanh là hoạt động quảng bá cho sản phẩm/dịch vụ dựa trên các yếu tố bảo vệ môi trường. Hình thức marketing xanh ngày càng phổ biến khi người tiêu dùng dần nâng cao nhận thức về việc bảo vệ môi trường. Và luôn lựa chọn những sản phẩm an toàn cho sức khỏe.

Doanh nghiệp có thể ứng dụng marketing xanh để quảng bá sản phẩm/dịch vụ theo nhiều cách khác nhau như: sử dụng vật liệu tái chế, các sản phẩm được làm hoàn toàn từ vật liệu tái chế, không sử dụng bao bì nhựa, sử dụng bao bì tái chế hoặc phân hủy sinh học,…

Bản chất của marketing xanh

Marketing xanh chính là hoạt động dành cho các doanh nghiệp sử dụng để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng bằng cách thúc đẩy và truyền bá những giá trị mà sản phẩm mang đến, nhưng trong đó luôn hướng đến yếu tố cốt lõi là bảo vệ môi trường.

Với mục đích hướng khách hàng đến các hoạt động, để có thể liên kết người tiêu dùng với các giá trị mà sản phẩm và thương hiệu. Từ đó có thể rút ra những mục tiêu mới và đưa ra những dòng sản phẩm hoàn toàn mới để phục vụ cho các đối tượng đó.

Lợi ích của Green marketing 

Lợi ích của Green marketing 

Marketing xanh có thể đề cập đến quá trình sản xuất, hoặc chính các sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty. Các công ty thành công trong việc “xanh hóa” có thể thu hút sự chú ý và tiền đầu tư của những người tìm các khoản đầu tư có trách nhiệm xã hội – một chiến lược đầu tư nhằm sở hữu cổ phần của những công ty cam kết trách nhiệm xã hội, phát triển bền vững và quản trị tốt. 

5 yếu tố tiếp thị của green marketing 

Thiết kế xanh

Thiết kế xanh chính là một trong những yếu tố đóng vai trò to lớn trong việc định vị thương hiệu xanh mà người tiêu dùng có thể nhìn thấy và định vị trong tâm trí của họ. Vì hầu hết các khách hàng thường sẽ đưa ra đánh giá sản phẩm dựa trên cái nhìn đầu tiên, và những sản phẩm có ký hiệu nhỏ thể hiện sản phẩm xanh thường sẽ gây ấn tượng mạnh mẽ đối với họ.

Thiết kế xanh

Do đó mà các doanh nghiệp nên chủ động trong vấn đề thiết kế bao bì xanh trên nhiều phương diện như việc thay đổi chất liệu cho bao bì, thêm vào các nhãn tái chế và nhãn sinh thái,…

Ví dụ: Thương hiệu giấy Green Wrap của Fuji Xerox là một ví dụ về sản phẩm thiết kế gần gũi với môi trường. Mọi thành phần của Green Wrap, từ tên gọi đến bản thân sản phẩm đều không gây hại tới môi trường.

Định vị thương hiệu xanh

Một trong những chiến lược quảng bá bền vững chính là định vị thương hiệu, thông qua các chiến dịch doanh nghiệp cần cho người tiêu dùng thấy được giá trị bền vững, tin tưởng vào doanh nghiệp đang thực sự quan tâm đến vấn đề môi trường.

Định vị thương hiệu xanh

Mọi sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp cần được đồng nhất và hướng đến vấn đề môi trường, với định vị thương hiệu xanh. Doanh nghiệp cần đạt được những chứng nhận và hợp tác với các tổ chức xanh. 

Khi đó, doanh nghiệp sẽ tạo được những giá trị riêng và sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh , tạo ra những ưu điểm vượt trội. Qua đó thì người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận diện được doanh nghiệp qua các thông điệp và giá trị riêng mà sản phẩm/dịch vụ truyền tải.

Ví dụ như: Cocoon với thông điệp mỹ phẩm thuần chay (được xác định trên tất cả các nền tảng mà họ hoạt động), hoàn toàn không có nguồn gốc từ động vật, phản đối các hoạt động thử nghiệm trên động vật. Họ cũng thường xuyên hợp tác với các tổ chức xanh quốc tế để đưa ra các chiến dịch hướng đến môi trường.

Chiến lược giá cả thân thiện

Một công ty nên làm nổi bật một sản phẩm hoặc dịch vụ xanh có thể giúp người tiêu dùng tiết kiệm như thế nào. Ví dụ, một công ty ô tô có thể quảng cáo phương tiện mới nhất của mình bằng cách nhấn mạnh mức độ tiết kiệm nhiên liệu so với các thương hiệu xe hơi hàng đầu khác. 

Chiến lược giá cả thân thiện

Điều này cho phép người tiêu dùng tích cực ủng hộ tính bền vững. Họ nhận thức được rằng lựa chọn của họ là đầu tư vào thứ gì đó sẽ cho phép họ tiết kiệm tiền và tài nguyên trong tương lai, thay vì mua hàng ngắn hạn.

Ví dụ: Sản phẩm Tide Cold Water Clean được quảng cáo là một loại bột giặt loại bỏ vết bẩn hiệu quả, cũng như một cách để người tiêu dùng tiết kiệm hóa đơn điện nước của họ. Trên trang web Tide chứng minh chất tẩy rửa này như một chất cô đặc có thể giúp tiết kiệm vì không cần giặt quần áo bằng nước ấm.

Hoạt động logistic xanh

Logistic xanh là một trong những hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng nhằm giảm thiểu các hoạt động về sinh thái. Từ khâu sản xuất, vận chuyển cho đến tiêu thụ. Các doanh nghiệp thường sử dụng các biện pháp như: nâng cấp hệ thống sản xuất nhằm giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm, xây dựng hệ thống lọc,…

Như đã nói ở trên về vấn đề bao bì, vì vậy mà doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến bao bì vận chuyển. Những hành động trên sẽ góp phần nâng cao mức độ tin tưởng từ phía cộng đồng khách hàng, thể hiện cho họ thấy doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện tầm nhìn xanh mà họ đang theo đuổi.

Ví dụ: Vào năm 2013, Amazon đã công bố sáng kiến “Đóng gói Không có mệt mỏi”, một nỗ lực 5 năm nhằm mục đích loại bỏ các vật liệu đóng gói lãng phí và khó mở như plastic, dây buộc và bọc bong bóng khí.

Vòng đời của sản phẩm thân thiện với môi trường

Hiểu được chiến dịch marketing xanh là gì sẽ đảm bảo được mọi khía cạnh liên quan đến môi trường cũng cần được quan tâm trong quá trình tạo ra sản phẩm. Từ quy trình sản xuất sản phẩm, mọi thứ phải không gây tổn hại đến môi trường. Các hoạt động tiêu hủy không bền vững có thể gây nguy hiểm cho cả môi trường và sức khỏe con người.

Vòng đời của sản phẩm thân thiện với môi trường

Nói đến vòng đời sản phẩm thì quy tắc 3R  (Reduce – Reuse – Recycle: Giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế), luôn được xem là tiêu chuẩn hàng đầu với sản phẩm xanh. Các doanh nghiệp cần đáp ứng đủ 3 tiêu chí như: Reduce (giảm thiểu nguyên liệu đầu vào), (Reuse) sử dụng hộp đựng nhiều lần, (Recycle) có khả năng tái chế thành một sản phẩm khác.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?