CPI Là Gì? Những Điều Cần Quan Tâm Về Chỉ Số Giá Tiêu Dùng CPI

Chỉ số CPI là gì và cách tính như thế nào? CPI tăng là tốt hay xấu? Đây là một chỉ số quan trọng trong nền kinh tế vĩ mô của một quốc gia. Để hiểu hơn về chỉ số này, mời bạn cùng Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

1. CPI là gì?

CPI là chỉ số gì? CPI hay Customer Price Index còn được biết đến là chỉ số giá tiêu dùng. Theo đó, chỉ số này phản ánh mức độ thay đổi tương đối của giá sản phẩm tiêu dùng theo thời gian.

Dựa vào đây, chúng ta có thể đánh giá sự biến đổi trong giá cả sinh hoạt. Tại một quốc gia, CPI theo dõi giá cả của hàng hóa, dịch vụ mà người dân mua, bao gồm các lĩnh vực như thực phẩm, phương tiện đi lại, thời trang, giải trí.

CPI là gì?

Việc thay đổi của chỉ giá trong một khoảng thời gian được gọi là lạm phát trên chỉ số giá tiêu dùng hay lạm phát bán lẻ. Theo đó, CPI được sử dụng như một chỉ báo kinh tế vĩ mô về lạm phát và là công cụ để Ngân hàng Trung ương, chính phủ kiểm tra sự ổn định của giá cả và giảm phát trong tài khoản quốc gia.

2. Ý nghĩa của chỉ số tiêu dùng – CPI là gì?

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) không chỉ là một con số trên biểu đồ, mà nó cung cấp bức tranh toàn cảnh về tình hình kinh tế của một quốc gia. CPI không chỉ đo lường mức độ lạm phát, mà còn cho thấy những tín hiệu về mức độ hiệu quả của chính sách kinh tế của Chính phủ. CPI cung cấp cái nhìn tổng quan về sự thay đổi của giá cả chung trong nền kinh tế.

Ý nghĩa của chỉ số tiêu dùng – CPI là gì?

CPI có thể coi như một loại hồi chuông cảnh báo sự biến động của giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng. Nó là cầu nối giữa thực tế và chính sách kinh tế. Khi CPI tăng, điều này thể hiện rằng mức giá tiêu thụ trung bình đang tăng lên, và ngược lại. Thông qua chỉ số giá tiêu dùng, chúng ta có thể theo dõi sự thay đổi của các chi phí sinh hoạt theo thời gian.

Qua đây có thể thấy, CPI cung cấp thông tin cần thiết cho Chính phủ, doanh nghiệp và người dân để đưa ra các quyết định và chiến lược kinh tế đúng đắn. Thông qua việc cập nhật, nắm bắt sự biến đổi về giá cả, Chính phủ có thể áp dụng các biện pháp điều chỉnh chính sách kinh tế nhằm hạn chế tối đa những rủi ro kinh tế có thể xảy ra, chẳng hạn như lạm phát quá cao, hoặc khủng hoảng kinh tế.

CPI có mối liên hệ với giảm phát GDP, bởi vì tiêu dùng chiếm một phần lớn trong GDP. Việc theo dõi chỉ số giá tiêu dùng giúp xác định tỷ lệ lạm phát và đánh giá sức mua của đồng tiền tại một quốc gia. Nếu mức giá tăng, sức mua của tiền tệ sẽ giảm, và người dân thường sẽ tích lũy các tài sản khác như vàng hoặc ngoại tệ để bảo vệ giá trị tài sản của họ.

3. Công thức tính chỉ số CPI

CPI được tính như sau:

CPI = (Chi phí để mua giỏ hàng hóa tại thời kỳ t/Chi phí để mua giỏ hàng tại thời kỳ cơ sở)x100

Trong đó, t là thời kỳ mà bạn cần tính CPI và năm cơ sở được lấy bất kỳ, thường sẽ lấy theo chu kỳ từ 5 – 7 năm.

4. Một số lưu ý khi tính CPI

Một số lưu ý khi tính CPI

Khi tính CPI chúng ta cần quan tâm đến 3 vấn sau: 

4.1. Chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng không phản ánh độ lệch thay thế

Vì công thức tính CPI sử dụng giỏ hàng cố định, nên khi hàng hóa tăng giá, người tiêu dùng sẽ có xu hướng mua ít hơn hoặc tìm mua các sản phẩm tương tự nhưng có giá bán thấp hơn. 

4.2. Chỉ số giá hàng hóa tiêu dùng không phản ánh sự thay đổi của chất lượng hàng hóa

Chỉ số giá tiêu dùng hàng hóa chỉ tập trung vào việc đo lường sự thay đổi của giá cả hàng hóa, dịch vụ trong một khoảng thời gian. CPI không thể phân biệt giữa sự thay đổi về chất lượng của sản phẩm/dịch vụ và sự thay đổi về giá cả.

Trong trường hợp, các sản phẩm trong giỏ hàng cố định tăng giá và chất lượng cũng tăng lên thì sản phẩm này không được tính là sản phẩm mới.  Ngày nay, các doanh nghiệp đều chú trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Do đó, khi tính CPI chúng ta sẽ gặp phải tình trạng phóng đại giá và không thể phản ánh được sự thay đổi của chất lượng sản phẩm/dịch vụ.

4.3. Chỉ số giá tiêu dùng không phản ánh sự xuất hiện của mặt hàng mới

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của con người, rất nhiều sản phẩm mới được ra đời và có sự cạnh tranh mạnh mẽ về giá. Mặc dù vậy, CPI được tính dựa trên giỏ hàng hóa cố định, do đó, khi sản phẩm mới có thể đáp ứng nhu cầu và có giá cả tốt hơn thì người tiêu dùng có thể lựa chọn hàng hóa này thay vì sản phẩm cũ. Do vậy chỉ số này không thể phản ánh sự xuất hiện của sản phẩm mới.

5. Mối quan hệ giữa CPI và lạm phát

Trong phần trước đó, Glints đã đề cập đến mối quan hệ giữa CPI và lạm phát. Theo đó, CPI được dùng để đo lường tỷ lệ lạm phát tại một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định.

Sự thay đổi của CPI có thể giúp chúng ta xác định tỷ lệ lạm phát hiện tại. Chẳng hạn CPI tăng thì lạm phát tăng và ngược lại.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể sử dụng CPI như một công cụ để dự đoán giá cả trong tương lai; tính toán tiền lương cho người lao động. Chính phủ sử dụng CPI để xác định mức tăng cho các quỹ bảo trợ xã hội.

6. CPI tăng là tốt hay xấu?

Theo đó, khi chỉ số này tăng lên đồng thời lạm phát cũng sẽ tăng. Khi giá hàng hóa tăng quá mức không thể kiểm soát sẽ trở thành siêu lạm phát. Đây là nguy cơ gây ra khủng hoảng kinh tế.

7. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2023

Cập nhật chỉ số giá tiêu dùng – CPI Việt Nam tháng 8/2023 cho thấy, CPI tháng 8 tăng 0.88% so với tháng trước, trong đó khu vực thành thị tăng 0.87% và nông thôn tăng 0.89%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính ghi nhận duy nhất nhóm bưu chính viễn thông giảm 0.17%, còn lại đều tăng.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 8/2023

So với cùng kỳ năm 2022, CPI tháng 8/2023 tăng 2.96%. Trong đó, có 2 nhóm giảm và 9 nhóm tăng. Trong đó, nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng có mức tăng nổi bật nhất với 7.14% và nhóm bưu chính viễn thông có tỷ lệ giảm nhiều nhất với 1.11%.

Chỉ số lạm phát cơ bản trong tháng 8/2023 tăng 0.32% so với tháng 7/2023 và tăng 4.02% so với tháng 8/2022. Bình quân 8 tháng đầu năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4.57% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3.1%).

Theo đó, giá dầu trong 8 tháng đầu năm 2023 giảm 17.56%; giá gas giảm 11.3% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng không nằm trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?