Hiện nay, các doanh nghiệp ngày càng cạnh tranh để tìm khách hàng riêng cho mình. Chiến lược khác biệt hóa giúp doanh nghiệp có thể cạnh tranh với các đối thủ trong cùng lĩnh vực và có tệp khách hàng tiềm năng.
Vậy chiến lược khác biệt hóa là gì? Tại bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp khái niệm, lược sử hình thành và 4 chiến lược tạo nên chiến lược khác biệt hóa. Ngoài ra, bài viết còn giới thiệu 7 bước, tầm quan trọng và ưu nhược điểm của chiến lược khác biệt hóa là gì?
Cùng tìm hiểu bài viết ” Chiến lược khác biệt hóa là gì? Lợi ích và 7 bước tạo dựng ” của Thiết kế web ở Cần Thơ nhé!
Chiến lược khác biệt hóa (tiếng anh gọi là differentiation strategy) hay điểm khác biệt là một chiến lược về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược này nhằm mục đích tạo ra các yếu tố khác biệt từ đó tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cùng lĩnh vực đồng thời tạo được ấn tượng cho khách hàng, khiến họ nhớ hơn đến thương hiệu của mình.
Những chỉ số về sự thành công của điểm khác biệt này sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích nhất định và mang lại cho thương hiệu của doanh nghiệp sự trung thành của khách hàng. Điều này là hoàn toàn có lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược khác biệt hóa là một trong ba chiến lược tổng quát bao gồm: chiến lược tập trung, chiến lược khác biệt hóa và chiến lược chi phí tối ưu, được xuất bản trong quyển sách “Lợi thế cạnh tranh” bởi Giáo sư Michael Porter.
Michael Porter là một trong những giáo sư nổi tiếng, uyên bác của Đại học Harvard. Một trong những cuốn sách kinh điển của ông có thể kể đến đó là: “Chiến lược cạnh tranh” (Competitive Strategy), “Lợi thế cạnh tranh” (Competitive Advantage), …
Trong đó phải kể đến cuốn sách “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (Competitive Advantage of Nations), được mệnh danh là cuốn sách “gối đầu giường” của nhiều chiến lược gia trên thế giới.
Theo giáo sư Michael Porter, chiến lược khác biệt hóa có thể được ứng dụng thành 2 cách như sau
Chiến lược khác biệt hóa rộng (tập trung vào nhiều khách hàng/thị trường)
Chiến lược khác biệt hóa hẹp (tập trung vào thị trường nhỏ)
Chiến lược khác biệt hóa là phương pháp hàng đầu thế giới được các doanh nghiệp sử dụng như là một phương thức điều chế ra “sự độc nhất” cho doanh nghiệp của mình. Vận dụng tốt các kỹ năng, tư duy, sáng tạo thì có thể đem lại sự độc quyền duy nhất cho doanh nghiệp của mình.
Nhưng để làm được điều đó, các nhà doanh nghiệp phải biết ứng dụng đúng chiến lược khác biệt hóa cho nhóm đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng tới. Nếu áp dụng sai, không chỉ mất đi vị thế cạnh tranh mà còn phải chịu sự lãng quên bởi các nhà sáng lập.
Doanh nghiệp áp dụng chiến lược hóa rộng (hay còn gọi là chiến lược hóa phổ quát) khi muốn đến những đối tượng khách hàng phổ biến, phạm vi rộng lớn, không phân biệt độ tuổi, mục đích sử dụng.
Ví dụ: Vinamilk là thương hiệu áp dụng chiến lược khác biệt hóa rộng, sử dụng thương hiệu bảo trợ (vinamilk) trên tất cả dòng sản phẩm tập trung cho nhiều nhóm đối tượng khách hàng cụ thể: sữa dành cho trẻ thấp còi, sữa dành cho người muốn giảm cân, …
Trái ngược với chiến lược khác biệt hóa rộng, thì chiếc lược khác biệt hóa hẹp chỉ tập trung vào một nhóm đối tượng có thị trường phân khúc nhỏ (Niche market – Thị trường ngách). Đây là thị trường ít người để ý đến và tính chất cũng như mục đích kém người sử dụng.
Tuy là thị trường ít người biết đến nhưng lại tạo được độ nhận diện cao nếu thành công trên các lĩnh vực này. Cho nên chúng ta nên dành toàn bộ thời gian, nguồn lực và chi phí trong việc phát triển thị trường này. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp nhỏ, các startup hoặc các agency gặt hái được thành công to lớn.
Nguồn bài viết: Sưu tầm