Cấu trúc Silo là một trong những thuật ngữ quen thuộc trong SEO website. Một trang web có cấu trúc Silo hoàn chỉnh không chỉ củng cố nội dung của toàn bộ trang web mà đây còn giúp các công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập thông tin và lập chỉ mục cho website. Bài viết Thiết kế web tại Cần Thơ này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về cấu trúc Silo và các bước để xây dựng cấu trúc Silo hiệu quả.
Trước khi tìm hiểu về cấu trúc Silo, có bao giờ bạn tự hỏi: SEOer dựa vào cơ sở nào để sắp xếp và phân bổ nội dung trên trang chủ, chuyên mục, danh mục của website hay chưa? Liệu những nội dung này có sự liên kết nào với nhau hay không? Đáp án cho những thắc mắc này chính là những gì bạn sắp tìm hiểu dưới đây: Cấu trúc Silo.
Silo là một trong những dạng cấu trúc có chức năng phân chia nội dung chính của website thành những mục nhỏ mang tính chất chuyên sâu và chuyên biệt. Những thông tin cùng chủ đề sẽ được xếp vào cùng một nhóm, tất cả đều có nhiệm vụ củng cố nội dung của toàn bộ website. Ví dụ như sau:
Website của bạn cung cấp dịch vụ chính là thiết kế website. Khi này, thiết kế website được xác định là từ khoá rộng và cũng là từ khoá chính xuyên suốt tất cả các nội dung trên trang. Cũng có nghĩa website của bạn phải có những cụm từ khoá dài hơn như thiết kế website bán hàng, thiết kế website doanh nghiệp... để bổ sung nội dung cho key rộng “thiết kế website” đã xác định phía trên.
Để đánh giá độ tin cậy của một website, các công cụ tìm kiếm sẽ tiến hành rà soát một loạt nội dung đang hiển thị. Xem xét kỹ lưỡng tính logic và khoa học của cấu trúc trang, kiểm tra tính xác thực những thông tin public, từ đó đưa ra những kết luận chính xác và tổng quan nhất.
Cấu trúc Silo được phân chia thành 2 dạng chính là cấu trúc vật lý và cấu trúc Silo ảo. Mỗi dạng cấu trúc sẽ đóng vai trò và nhiệm vụ khác nhau để phù hợp với nhu cầu của các SEOer, cụ thể hai cấu trúc này như sau:
Cấu trúc Silo là dạng cấu trúc được xây dựng thông qua các thư mục URL, bạn có thể gặp cấu trúc dạng này ở hầu hết các website. Dạng cấu trúc này sẽ phân loại những thông tin có liên quan với nhau và sử dụng cấu trúc đó là “Domain/silopage/sub-silopage” trong đó:
Cấu trúc Silo ảo thông qua các cấu trúc liên kết hay còn được gọi là internal link giúp kết nối các link bài viết có liên quan đến nhau để tăng sức mạnh cho các trang đích. Những liên kết này thể hiện được mối liên quan và cấu trúc tổng thể của toàn bộ website. Các liên kết càng chính xác, trang đích càng có nhiều sức mạnh và đây là một trong những cách hiệu quả để nâng cao thứ hạng của trang trên trang SERPs.
Để có thể bắt tay xây dựng được cấu trúc Silo hoàn chỉnh, trước hết bạn cần xác định chủ đề chính mà website đang hướng đến là gì, từ khoá mở rộng cũng như định hướng phát triển của website. Chỉ sau khi đã hoàn thành công đoạn này bạn mới có thể xác định được nội dung cần triển khai.
Tại bước này bạn cần lưu ý 2 hạng mục công việc sau:
- Domain: Lựa chọn tên miền phải phù hợp với mục đích của website để Google có thể nhận diện nhanh chóng. Bạn nên tham khảo đặt tên miền theo những từ khóa ngắn có lượt tìm kiếm cao.
- Phân tích đối thủ: Kết hợp sử dụng những công cụ chuyên dụng trong SEO để phân tích cấu trúc Silo mà đối thủ đang xây dựng là gì để làm tài liệu tham khảo.
Google hay các công cụ tìm kiếm khác sẽ thu thập và đánh giá thông tin dựa trên những nội dung đã xuất bản, và hệ thống backlink. Bởi vậy, trong bước xây dựng cấu trúc Silo, bạn sẽ cần lên kế hoạch những nội dung có liên quan, xác định đâu là nội dung chính, những chùm bài nào sẽ được triển khai…
Bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 dạng cấu trúc Silo vật lý và Silo ảo. Cho dù đứng độc lập, cả hai dạng Silo đều phát huy được tính hiệu quả của mình. Thế nhưng, để phát triển website toàn diện, các SEOer nên kết hợp cả hai dạng cấu trúc này để nhanh chóng đạt được kỳ vọng mong muốn.
Sau khi đã tạo được cấu trúc Silo, bước này bạn cần tận dụng các liên kết để tăng sức mạnh cho website của mình. Những dạng liên kết bạn nên quan tâm đó là: Internal Link, Outbound Link, Inbound Link.
Internal Link: Liên kết các nội dung liên quan với nhau, những nội dung này phải đảm bảo dẫn dắt người đọc đến được đúng trang đích. Bạn nên sử dụng anchor text là từ khoá chính mà bạn muốn SEO.
Inbound Link: Đây là những link đặt trên các trang web khác và trỏ về website của bạn hay còn được gọi là backlink. Các link được trỏ từ những trang web uy tín sẽ giúp thứ hạng từ khóa được cải thiện nhanh chóng, đồng thời trang web của bạn cũng được củng cố sức mạnh tốt hơn.
Outbound Link: Trái với Inbound Link, Outbound Link là các link được đặt tại trang web của mình và trỏ sang website khác có liên quan đến nội dung hướng tới. Ví dụ: Bài viết của bạn nhắc đến các công ty thiết kế web, bạn có thể gắn link của 1 công ty làm website để tăng sự tín nhiệm và để Google thấy rằng bạn không chỉ nhận backlink trỏ về mà trang web của bạn cũng cho đi những link uy tín.
Việc đã xây dựng được cấu trúc Silo sẽ giúp việc lên nội dung của bạn đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết. Thế nhưng để triển khai được những nội dung chất lượng bạn nên tham khảo các website đối thủ, số lượng các bài viết của họ, chất lượng bài viết từ đó tạo tiền đề để phát triển những bài viết vượt trội hơn.
Hãy đảm bảo rằng mỗi một Silo Page đều được hoàn thiện trước khi chuyển sang một Silo Page khác. Như vậy sẽ đảm bảo cấu trúc Silo bền vững và tối ưu hơn rất nhiều.
Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc cấu trúc Silo là gì, các dạng cấu trúc Silo và các bước xây dựng cấu trúc Silo cơ bản cho website. Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về Silo và tìm ra cách để phát triển kênh website bài bản và chuyên nghiệp. Chúc các bạn thành công và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo trên trang blog của Vietcore.