Các Marketer tiêu tiền thế nào trong năm 2023?

Trong tình trạng nền kinh tế đang không ổn định do lạm phát tăng cao, chiến tranh, lãi suất và các yếu tố khác không thể kiểm soát, sẽ rất tốt nếu ta nắm bắt được cách các Marketer tại Mỹ và trên toàn cầu (cả B2B và B2C) đang chi tiêu. 

Vì vậy,  Thiết kế web Cần Thơ đã quyết định tận dụng lưu lượng truy cập trang web của mình để thực hiện một cuộc khảo sát lớn để tìm hiểu cách các Marketer của các doanh nghiệp ở mọi quy mô, thuộc mọi lĩnh vực đang làm và tìm ra “lý do” đằng sau quyết định của họ.

1. Earned Media (Truyền thông lan truyền)

Hãy xem xét kỹ từng kênh truyền thông lan truyền (earned media channel) để xem ngân sách đang được tái phân bổ như thế nào.

1.1. SEO

68% công ty được khảo sát cho biết họ sẽ tăng ngân sách dành cho SEO. Phản hồi lớn nhất về lý do tại sao họ thực hiện sự thay đổi này là vì  SEO mang lại ROI cao hơn so với quảng cáo trả phí. 

SEO

Các Marketer làm gì với ngân sách cho SEO trong năm 2023?

Đây là sự thật…dù ta sẽ mất nhiều thời gian hơn để thấy kết quả.

11% cho biết họ sẽ duy trì ngân sách SEO của mình trong năm 2023. Lý do chủ yếu là vì chi tiêu cho Marketing tổng thể của họ bị ảnh hưởng bởi vấn đề kinh tế.

21% còn lại cho biết sẽ cắt giảm … vì hai lý do:

  • SEO không tạo ra kết quả 
  • Đội ngũ Marketing phải cắt giảm để phù hợp với ngân sách.

1.2. Organic Social Media

32% các công ty có kế hoạch tăng ngân sách Organic Social Media. Nguyên nhân chính là do những thay đổi của Apple IOS khiến họ không thể chi tiêu nhiều vào Paid Social Media.

Organic Social Media

Các marketer làm gì với ngân sách Content Creation trong năm 2023?

26% cho biết sẽ giữ nguyên ngân sách với lý do chính là họ muốn giao tiếp với khách hàng trên các nền tảng xã hội chính

Một con số khổng lồ lên đến 42% các marketer cho biết họ sẽ giảm ngân sách do lượt tiếp cận tự nhiên liên tục giảm và Organic Social Media không mang lại ROI cao như trước đây.

1.3. Content

Content

83% các công ty đang tăng ngân sách sản xuất nội dung với lý do là ở nhu cầu sáng tạo nội dung ở nhiều định dạng khác nhau bao gồm video và chi phí liên quan.

8% cho biết họ sẽ duy trì ngân sách của mình do tình hình kinh tế hạn chế.

9% cho biết họ sẽ giảm ngân sách sáng tạo nội dung do các công cụ AI giúp họ tạo nội dung phù hợp hơn.

1.4. AI Tools (Công cụ AI)

Ngày nay các công cụ AI đang là chủ đề bàn tán ở khắp nơi. Từ GTP-3 đến Dall-E hay Chat GPT … Có rất nhiều công ty tận dụng những API này để tạo công cụ của riêng họ hoặc để giúp hoạt động Marketing của họ hiệu quả hơn. Đặc biệt là với Earned Media (Truyền thông lan truyền).

AI Tools (Công cụ AI)

Có tới 98% người được hỏi cho biết họ sẽ đầu tư vào các công cụ AI trong năm 2023. Lý do chủ chốt xoay quanh 3 điểm chính sau:

  • Tiết kiệm tiền bằng cách tạo nội dung tự động
  • Giảm lượng thời gian dành cho việc sáng tạo nội dung
  • Giảm số lượng nhân viên trong bộ phận sáng tạo nội dung

2% cho biết họ sẽ không thử nghiệm các công cụ AI và lý do chính là họ cảm thấy rằng chất lượng của các công cụ AI không đạt tiêu chuẩn của họ.

1.5. Email Marketing

Email Marketing

56% cho biết họ sẽ tăng ngân sách Email Marketing. Lý do phổ biến cho điều này là:

  • Quy mô danh sách khách hàng tăng lên dẫn tới  chi phí cho email cũng tăng theo
  • Các ác công ty chi tiêu nhiều hơn để đảm bảo tuân thủ luật dữ liệu cá nhân
  • Các công ty đầu tư nhiều hơn vào Marketing tự động hóa

38% có kế hoạch duy trì mức ngân sách Email Marketing của họ. Họ tin rằng email là một kênh quan trọng để giao tiếp với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng.

6% cho biết họ có kế hoạch giảm ngân sách Email Marketing. Nguyên nhân chính là do:

  • Cắt bớt danh sách email của những người đăng ký không hoạt động, điều này sẽ cho phép họ tiết kiệm chi phí
  • Chuyển đổi nhà cung cấp phần mềm Email Marketing để tiết kiệm chi phí

Rất ít công ty có kế hoạch cắt giảm nhân lực liên quan đến Email Marketing.

1.6. UX/Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

UX/Tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi

61% công ty có kế hoạch tăng ngân sách UX/CRO tổng thể. Lý do:

  • Với chi phí quảng cáo ngày càng tăng, CRO giúp mang lại ROI tốt hơn
  • UX là một phần quan trọng của trải nghiệm Marketing tổng thể

26% công ty có kế hoạch giữ nguyên ngân sách UX/CRO chủ yếu vì những lý do tương tự như trên.

13% có kế hoạch giảm ngân sách vì lý do kinh tế là chính.

1.7. Podcasting

Podcast là một trong những kênh Marketing vẫn chưa bão hòa. Kết quả khảo sát chỉ ra rằng các Marketer tin tưởng đây là một kênh hiệu quả cho tương lai.

Podcasting

92% các công ty có kế hoạch tăng ngân sách cho podcast vào năm 2023. Phản hồi chính là họ hiện không có podcast và đang lên kế hoạch tạo một podcast.

5% các công ty đang có kế hoạch duy trì ngân sách podcast hiện có. Nguyên nhân chính là do họ chưa tìm ra cách tăng doanh thu từ podcast nên chưa muốn chi tiêu quá nhiều.

3% có kế hoạch giảm chi tiêu podcast do các yếu tố kinh tế đòi hỏi hoạt động Marketing phải cắt giảm.

1.8. Community-Building (Xây dựng cộng đồng)

84% các công ty tăng ngân sách cho xây dựng cộng đồng. Các Marketer muốn kiểm soát được “số phận” của mình nhiều hơn, thay vì bị lệ thuộc vào các thuật toán mà họ không thể kiểm soát.

12% công ty có kế hoạch duy trì việc xây dựng cộng đồng. Phần lớn các công ty trong danh mục này cảm thấy điều quan trọng là phải tăng ngân sách nhưng vì lý do kinh tế nên không thể..

4% có kế hoạch giảm ngân sách xây dựng cộng đồng do nền kinh tế.

2. Paid Ads

Có rất nhiều kênh quảng cáo trả phí khác nhau, đối với danh mục này, chúng tôi đã xem xét các kênh dẫn đầu.

2.1. Search Ads (Quảng cáo tìm kiếm)

Với quảng cáo của Google và Bing, hầu hết các công ty (tương ứng là 59% và 47%) đang tìm cách tăng ngân sách. Đại đa số lý do là vì nó mang lại ROI một rõ ràng so với các kênh Marketing khác.

 Search Ads (Quảng cáo tìm kiếm)

Cả hai kênh đều có tỷ lệ phần trăm gần như giống nhau để duy trì ngân sách ở mức 18% cho Google và 19% cho Bing. Nguyên nhân của việc  duy trì ngân sách là họ chưa tìm ra cách mở rộng quy mô trong khi vẫn duy trì tỷ suất lợi nhuận.

23% công ty (đối với Google) và 34% (đối với Bing) có dự định cắt giảm. Lý do chính:

  • Chi phí trung bình cho mỗi lần nhấp đối với ngành của họ ngày càng rẻ hơn
  • Ít người tìm kiếm các từ khóa mà họ đang đặt giá thầu nên tổng chi tiêu của họ đang giảm.

2.2. Social Ads (Quảng cáo mạng xã hội)

Biểu đồ trên đã nói lên tất cả nhưng sẽ hợp lý và nhất quán hơn khi ta tìm hiểu chi tiết:

Facebook, Instagram và Snap, việc duy trì hoặc giảm chi tiêu có liên quan đến các thay đổi về quyền riêng tư của Apple IOS. Nói cách khác, các Marketer không thể tạo ROI từ Facebook giống như trước đây họ có thể làm được.

Social Ads (Quảng cáo mạng xã hội)

Một số công ty đã may mắn và có thể duy trì chi tiêu để tạo ra ROI tương tự trong khi một số khác phải giảm để giữ cho quảng cáo có lợi nhuận …Nguyên nhân chủ yếu, một lần nữa lại do những thay đổi về quyền riêng tư của iOS.

Một tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn trên 3 nền tảng này muốn  tăng ngân sách.Lý do chính là các chiến dịch của họ có lợi nhuận nên họ có kế hoạch mở rộng quy mô.

YouTube và Pinterest, (lần lượt là 28% và 35%) các công ty cho biết đã lên kế hoạch tăng ngân sách.Lý do là quảng cáo của họ mang lại lợi nhuận và họ muốn mở rộng chúng.

33% (YouTube) và 29% (Pinterest) có kế hoạch duy trì ngân sách hiện tại vì quảng cáo vẫn mang lại lợi nhuận. Lý do khác là họ không thể mở rộng quy mô dẫn tới  quảng cáo cũng không sinh lời.

Một số đơn vị có kế hoạch cắt giảm chi tiêu quảng cáo trên YouTube và Pinterest với nguyên nhân chủ yếu là do nền kinh tế ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và cắt giảm ngân sách Marketing chung.

Với Tiktok, 84% marketer cho biết có kế hoạch tăng tổng chi tiêu cho nền tảng này vì đây là cơ hội chưa được khai thác.

Với LinkedIn, phần lớn các công ty cho rằng, quảng cáo trên LinkedIn thuộc danh mục B2B. Vì vậy, 57% có kế hoạch tăng ngân sách  vì  đây là nền tảng tốt nhất để nhắm mục tiêu khách hàng lý tưởng.

5% có kế hoạch duy trì mức chi tiêu hiện tại cho quảng cáo LinkedIn  với lý do chính là nó đang hoạt động nhưng họ không thể mở rộng quy mô do thiếu inventory.

8% có kế hoạch giảm chi tiêu quảng cáo LinkedIn do công ty của họ hoạt động chậm lại vì lý do kinh tế.

Ta cùng đề cập đến nền tảng hấp dẫn nhất - Twitter. 

28% công ty có kế hoạch tăng chi tiêu quảng cáo Twitter.Lý do chính là các công ty này cảm thấy có  cơ hội thu hút khách hàng trên nền tảng với chi phí thấp hơn do các công ty rút lui sau khi Elon mua lại.

34% có kế hoạch giảm chi tiêu quảng cáo trên nền tảng này. Khi được hỏi tại sao, câu trả lời chính là họ không đồng ý với cách Elon Musk điều hành nền tảng này và những thay đổi  đang được thực hiện.

 2.3. Hình thức Online Ad khác

Hãy đi sâu vào từng kênh để tìm hiểu nguyên nhân thú vị:

Hình thức Online Ad khác

Quảng cáo podcast: 

  • 78% có kế hoạch tăng chi tiêu quảng cáo. Lý do hàng đầu là họ dự định mua quảng cáo để quảng bá podcast của riêng họ, nhằm làm cho nó trở nên phổ biến hơn. 
  • 18% có kế hoạch duy trì chi tiêu quảng cáo hiện tại với lý do xoay quanh cách hình thức này tạo ra ROI tăng trưởng hoặc giá trị của nó  với việc xây dựng thương hiệu và chi phí rẻ hơn so với radio.
  • 4% số người được hỏi nói rằng họ đang giảm ngân sách cho hạng mục này, lý do chính là họ thấy ROI giảm từ chi tiêu quảng cáo podcast.
  • Banner Ad 34% có kế hoạch tăng ngân sách với lý do chính là nó mang lại lợi nhuận và họ muốn mở rộng quy mô. 
  • 52% có kế hoạch duy trì chi tiêu hiện tại với lý do chính là hình thức này vẫn  mang lại lợi nhuận. 
  • 14% công ty có kế hoạch giảm chi tiêu cho hình thức này do không mang lại lợi nhuận như họ mong muốn.

Remarketing (tiếp thị lại):

  •  94% có kế hoạch tăng ngân sách vì họ coi đây là một trong những kênh Marketing sinh lợi nhất.
  •  5% có kế hoạch duy trì mức hiện tại nó vì nó vẫn giúp sinh lợi nhuận. 
  • 1% có kế hoạch giảm chi tiêu cho quảng cáo Remarketing do thiếu chuyển đổi.

OTT/CTV… nếu bạn chưa quen với các thuật ngữ này, nó liên quan đến truyền hình trực tuyến.

  • 52% công ty có kế hoạch tăng chi tiêu ho OTT/CTV với lý do chính là nó mang lại sự minh bạch và dễ theo dõi hơn so với quảng cáo truyền hình truyền thống. 
  • 35% có kế hoạch duy trì chi tiêu hiện tại  cho danh mục này do hình thức này hỗ trợ tăng trưởng thương hiệu và vẫn mang lại lợi nhuận.
  • 13% dự định giảm chi tiêu, lý do chính là chuyển ngân sách sang quảng cáo Google và các kênh khác sinh lời nhiều hơn.

Influencer Marketing (Tiếp thị người ảnh hưởng), chủ yếu được sử dụng bởi các công ty Thương mại điện tử:

  •  41% có kế hoạch tăng chi tiêu với lý do chính là nó mang lại ROI tốt hơn các kênh Marketing khác mà họ đang sử dụng.
  • 17% có kế hoạch duy trì chi tiêu do nó vẫn mang lại lợi nhuận và cắt giảm nó sẽ khiến công ty thua lỗ.
  • 42% có kế hoạch giảm chi tiêu cho influencer marketing (tiếp thị người ảnh hưởng) với phản hồi chính là họ không thể tạo ra ROI tăng trưởng

Nếu bạn nhìn vào biểu đồ, có thể thấy rõ Influence Marketing (tiếp thị người ảnh hưởng) mang lại hiệu quả cho một số doanh nghiệp. Khoảng 58% các công ty sử dụng hình thức tiếp thị này đều thu về lợi nhuận.

Ngân sách Overall Marketing (Marketing tổng thể)

Như bạn đã thấy từ tất cả các biểu đồ ở trên, có rất nhiều sự thay đổi trong  cách chi tiêu trong năm 2023. Tuy vậy, để nhìn một cách tổng quan, ta cần biết các công ty đang làm gì với ngân sách Marketing tổng thể của họ. Chúng vẫn đang tăng… hay đang giảm?

Ngân sách Overall Marketing (Marketing tổng thể)

Với nền kinh tế hiện nay, có vẻ nhiều công ty sẽ giảm ngân sách cho marketing, nhưng thực tế nhiều công ty đang tăng ngân sách ở cả B2C và B2B.

26% công ty B2C có kế hoạch tăng chi tiêu, 51% có kế hoạch duy trì mức hiện tại và chỉ 23% có kế hoạch giảm.

Lý do chính cho việc tăng hoặc duy trì chi tiêu xoay quanh chiến lược Marketing của từng bên (đang sinh lợi nhuận hay chỉ duy trì hoạt động) 

Với các trường hợp giảm, hầu hết lý do đều xoay quanh nền kinh tế và sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động kinh doanh chung.

Với các công ty thuộc danh mục B2B, doanh thu định kỳ và có khả năng dự đoán hơn trong các quý tới khi nói đến hiệu suất tài chính.

34% có kế hoạch tăng ngân sách với lý do chính là hoạt động Marketing của họ mang lại lợi nhuận (ít nhất là khi nhìn từ góc độ giá trị trọn đời). 

45% có kế hoạch duy trì với lý do ở trên là động lực thúc đẩy chính.

21% công ty B2B có kế hoạch giảm chi tiêu Overall Marketing (tiếp thị tổng thể) do nền kinh tế ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của công ty.

Kết luận

Mặc dù hầu hết các Marketer đang lo lắng về nền kinh tế và đang thực hiện các thay đổi đối với hoạt động Marketing, nhưng phần lớn đều có kế hoạch  tăng ngân sách  hoặc duy trì, thay vì giảm.

Hầu hết các công ty có kế hoạch tăng ngân sách cho Earned Media vì loại hình này mang lại ROI cao hơn (ngoại trừ Organic Social, do lượt tiếp cận tự nhiên liên tục giảm).

Với các công cụ AI, dù đang trở thành cơn sốt hiện nay, hầu hết các Marketer vẫn dừng ở việc thử nghiệm.

Với Paid Ads (quảng cáo trả phí), hầu hết các công ty có kế hoạch tăng hoặc duy trì Search Ads (quảng cáo tìm kiếm) nhưng giảm ngân sách cho Social Ads (quảng cáo mạng xã hội). Đây vốn là một sự lựa chọn bắt buộc do những thay đổi về quyền riêng tư của iOS ảnh hưởng đến hiệu suất quảng cáo  khiến các công ty không thể mở rộng quy mô Social Ads để có lợi nhuận như trước đây.

Điều buồn cười là Twitter có một chút phân cực khi 28% công ty đang có kế hoạch tăng chi tiêu cho quảng cáo chỉ vì 34% công ty đang có kế hoạch giảm hoặc ngừng quảng cáo trên kênh này do quan điểm của họ về Elon Musk và những quyết định mà anh đưa ra.

Đối với Traditional Ad (quảng cáo truyền thống) phần lớn các công ty đang có kế hoạch giảm chi tiêu quảng cáo của họ với hình thức này và chuyển ngân sách sang các kênh hiệu quả như Google Ads hoặc SEO do những kênh này dễ theo dõi hơn.

Giờ bạn đã biết được những gì người khác đang làm tại Mỹ và khắp nơi trên thế giới, câu hỏi thực sự là bạn sẽ làm gì với ngân sách Marketing của mình vào năm 2023?

Nguồn: neilpatel.com 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?