Brief là gì? Các mảnh ghép tạo nên một brief hoàn hảo bạn cần biết

Trong lĩnh vực truyền thông - quảng cáo, brief không chỉ là một bản kế hoạch hoàn hảo mà còn được xem như chìa khóa thành công cho mọi chiến lược marketing. Một bản brief được triển khai hiệu quả là tiền đề giúp cho nhà quản trị biết được những đầu việc mà mình sẽ thực hiện, đồng thời tiến hành xem xét để đánh giá chiến lược này có thật sự khả thi không. Vậy bản brief là gì? Làm thế nào để tạo nên một brief plan chất lượng? Cùng Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu trong nội dung dưới đây để biết thêm chi tiết nhé!

Brief là gì?

Với những người làm trong lĩnh vực marketing, khái niệm brief là gì vốn đã trở nên rất thân thuộc. Nhưng đối với những người ngoài ngành, thuật ngữ này vẫn còn khá xa lạ. Theo đó, hiểu một cách đơn giản thì brief chính là văn bản thể hiện những thông tin ngắn gọn, súc tích về các công việc quan trọng mà bên phía khách hàng (client) sẽ gửi cho công ty agency. Những nội dung thể hiện bên trong càng được trình bày rõ ràng, càng giúp cho các công ty dịch vụ marketing có thể dễ dàng thấu hiểu những yêu cầu, mong muốn của khách hàng một cách cụ thể.

Brief là gì?

Trong quá trình triển khai một chiến dịch hay hoạt động quảng cáo, brief plan sẽ giúp cho các bộ phận thực hiện công việc có thể nhanh chóng đáp ứng được những yêu cầu của client. Mục đích đó chính là giúp cho chiến dịch hoàn thành đúng thời hạn yêu cầu và là cơ sở để đánh giá chi tiết những kết quả đạt được.

Cấu tạo cơ bản của một bản brief hoàn chỉnh

Về cơ bản, một bản brief được đánh giá là hoàn chỉnh khi xuất hiện đầy đủ những yếu tố cấu thành dưới đây:

- Mô tả vấn đề và nêu rõ nguyên nhân, định hướng để giải quyết: trình bày cụ thể về tình hình kinh doanh của công ty, vấn đề mà thương hiệu đang gặp phải tại thời điểm này.

- Mục tiêu đạt được: nói rõ mục tiêu quan trọng nhất mà doanh nghiệp muốn đạt được bằng một câu ngắn gọn.

- Consumer profile & insight: hay còn được gọi là đặc điểm và insight của đối tượng khách hàng mục tiêu. Tại mục này, doanh nghiệp cần nêu rõ những động lực (driver) và trở ngại (barrier) đã thúc đẩy hoặc ngăn chặn khách hàng mua sản phẩm hay sử dụng dịch vụ.

- Brand personality / Brand story: câu chuyện thương hiệu, tính cách đặc trưng và phong cách thương hiệu, hoặc đó cũng có thể là quá trình xây dựng hình ảnh thương hiệu theo dòng thời gian.

- Ngân sách: số tiền doanh nghiệp cần chi trả và thời gian dự kiến hoàn thiện.

Tầm quan trọng của brief trong marketing

Trong các chiến lược marketing, brief luôn được xem là một nền tảng vững chắc đảm bảo sự thành công cho những bước đầu của chiến dịch. Bởi thông qua creative brief chất lượng, tất cả thành viên từ các nhóm tham gia vào trong chiến dịch đều có thể nắm rõ thông tin về mọi hoạt động đang diễn ra và những giải sẽ được triển khai. Không đơn thuần chỉ là nền móng vững chắc cho các dự án quảng cáo, brief còn mang đến nhiều lợi ích khác nhau, chẳng hạn:

- Đặt mục tiêu cụ thể, rõ ràng cho chiến dịch tiếp thị mà bạn muốn triển khai.

- Xác định cột mốc thời gian cho chiến dịch để dễ dàng theo dõi, đẩy mạnh tiến độ khi cần.

- Phân chia nhiệm vụ cho các thành viên hoặc những bên liên quan.

- Đưa ra các phép so sánh để đánh giá mức độ thành công của một chiến dịch.

- Chỉ rõ đối tượng hướng đến và kết quả mong muốn của dự án.

Nhìn chung, một bản brief plan sẽ giúp mọi người nhanh chóng cập nhật thông tin, đồng thời làm rõ vai trò và mục tiêu cụ thể để loại bỏ tối đa khả năng xảy ra bất kỳ vấn đề nhầm lẫn nào. Chính vì vậy mà việc tạo ra một creative brief mẫu có định dạng tốt và cấu trúc hoàn hảo sẽ hỗ trợ cho việc thực hiện chiến dịch tiếp thị được thành công như mong đợi.

Các loại brief thường gặp hiện nay

Hiện nay, có hai loại creative brief thường được ưu tiên sử dụng để trao đổi giữa agency và client (khách hàng) của mình, chúng bao gồm: creative brief và communication brief. Cụ thể:

Các loại brief thường gặp hiện nay

1. Creative brief

Creative brief là dạng brief được xây dựng và chỉ sử dụng trong nội bộ công ty agency. Mục đích của creative brief đó là tiến hành phân phối các thông tin cơ bản của chiến dịch, đồng thời khơi gợi sự sáng tạo, truyền động lực để giúp cho các thành viên trong đội nhóm có thêm năng lượng để hoàn thành tốt công việc.

Thông thường, một bản creative brief sẽ bao gồm có các nội dung như sau:

- Job description: mô tả rõ ràng, chính xác về các đầu việc cụ thể mà creative team sẽ thực hiện.

- Target audience: thông tin chi tiết về đối tượng khách hàng mục tiêu trong dự án, bao gồm các thông tin nhân khẩu học như giới tính, độ tuổi, sở thích, nghề nghiệp, hành vi,....

- SMP (Single - Minded - Proposition): sự khác biệt của sản phẩm so với những sản phẩm khác trong cùng lĩnh vực chính là điểm thu hút sự chú ý và tác động đến tâm trí khách hàng.

- Key response: sau khi đã thực hiện xong chiến dịch, mục tiêu hành động của khách hàng là gì? Họ sẽ bàn tán hay sẵn lòng mua hàng ngay lập tức?

- Desired brand character: mong muốn khách hàng sẽ có những feedback, cảm nhận gì sau khi sử dụng sản phẩm / dịch vụ.

- Budget: ngân sách do phía client cung cấp để đầu tư thực hiện cho chiến dịch.

2. Communication brief

Không giống với creative brief, communication brief là phiên bản chi tiết hơn và được chính các công ty agency soạn thảo để cung cấp cho phía khách hàng. Thông thường, một bản communication brief sẽ được phía agency cung cấp và soạn thảo theo dạng 5 câu hỏi 5W1H (What, Where, Why, Who, When, How). Toàn bộ các thông tin về thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ cũng sẽ được xác định dựa trên 5W1H để từ đó hiểu rõ về mục tiêu cần đạt được.

Về cơ bản, một communication brief hoàn chỉnh sẽ cần được bổ sung đầy đủ những yếu tố dưới đây:

- Project: mục đích mà client muốn thực hiện khi triển khai chiến lược tiếp thị.

- Client: là danh từ được sử dụng để nói đến đơn vị thuê agency (client ở đây được dùng để chỉ khách hàng là cá nhân hoặc doanh nghiệp).

- Brand: bao gồm đầy đủ các thông tin ngắn gọn về thương hiệu đang được thực hiện trong chiến lược brand marketing.

- Project description: trình bày đầy đủ cho phía agency về những yêu cầu chi tiết trong dự án.

- Brand background: một số thông tin nền tảng của thương hiệu, gồm có phân tích thị trường, tình hình của thương hiệu, những vấn đề mà thương hiệu đang gặp phải, đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực và những điểm mạnh - yếu của họ,....

- Target audience: nhóm khách hàng mục tiêu mà client đang muốn tập trung vào.

- Message: thông điệp truyền thông cốt lõi mà doanh nghiệp muốn thể hiện trong dự án.

- Objectives: mục đích truyền thông cần triển khai khi thực hiện các chiến lược tiếp thị, chẳng hạn như tăng doanh thu hay cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu,....

- Coverage: địa điểm cụ thể sẽ tiến hành triển khai dự án marketing.

- Budget: khoản ngân sách được đầu tư cho dự án (đây có thể là ngân sách cho từng hoạt động riêng lẻ hoặc ngân sách cho cả tổng chiến dịch).

- Timing: là thời gian mà agency và client sẽ cùng nhau gặp mặt để trình bày ý tưởng lần đầu tiên.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?