Brand manager là gì? Công việc, kỹ năng, cơ hội phát triển

Với sự phát triển của nền kinh tế và cạnh tranh khốc liệt của thương trường hiện nay, việc một doanh nghiệp đứng vững vàng trên thị trường không thể vắng bóng sự trợ giúp đắc lực của Brand Manager. Hãy cùng  Thiết kế web tại Cần Thơ gửi đến bạn thông tin hữu ích với chủ đề "Brand manager là gì? Công việc, kỹ năng, cơ hội phát triển".

Brand Manager là gì?

Brand Manager hay còn gọi là Giám đốc Thương hiệu hoặc Trưởng phòng Thương hiệu là người chịu trách nhiệm quản trị thương hiệu và giúp thương hiệu được nhận diện trên thị trường.

Brand Manager là gì?

Brand Manager là một danh từ tiếng Anh chuyên ngành, trong đó “Brand” nghĩa là “thương hiệu” – các giá trị vô hình chỉ thuộc tính của một sản phẩm, dịch vụ hay thậm chí con người như: tên, tuổi, bao bì, giá thành, câu chuyện đằng sau,… và “Manager” được hiểu là “người quản lý”.


Công việc của một Brand Manager là gì?

Công việc của một Brand Manager là gì?

Brand Manager Dưới đây là những công việc của một Brand Manager mà bạn có thể tham khảo.

“Đọc vị” thị trường và đối thủ cạnh tranh

Để một thương hiệu được khắc sâu trong tâm trí người dùng, Brand Manager phải là người biết cách “đọc vị” không chỉ các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp, mà còn cần hiểu rõ vị thế của chính doanh nghiệp của mình như: khách hàng mục tiêu, nhà cung cấp, nhà phân phối,… điểm mạnh và cả điểm yếu trong thị trường.

Lên chiến lược định vị thương hiệu

Việc bạn cần làm khi đảm nhận vị trí Brand Manager là xây dựng định vị cho thương hiệu của doanh nghiệp mình. Đây là quá trình xác định giá trị mà thương hiệu mang đến cho khách hàng thông qua mô hình 6Ps – “Kim Chỉ Nam”  của thương hiệu bao gồm: 

  • Proposition – “Lời hứa” của thương hiệu với khách hàng hay còn được hiểu là “tính cách” thương hiệu và cách tiếp cận của nó vào trong tâm trí người tiêu dùng. Thương hiệu tốt là một thương hiệu thể hiện những gì người tiêu dùng thích và cần.

  • Product – “Chất lượng là vàng!”. Dù sản phẩm của bạn được bán như thế nào thì điều đầu tiên phải đảm bảo nó đạt tiêu chuẩn chất lượng. Đây là giá trị cốt lõi mà người tiêu dùng quan tâm.

  • Place – Điểm bán nhưng “không chỉ là điểm bán”. Không đơn thuần là một nơi buôn bán sản phẩm mà nó gồm tất cả những hoạt động và ưu đãi khiến khách hàng nhớ về sản phẩm và thúc đẩy mua hàng.

  • Price – Làm sao cho “đáng đồng tiền bát gạo”. Đây cũng được xem là yếu tố quyết định quan trọng trong việc định vị giá trị và lưu lượng khách hàng của thương hiệu.

  • Packaging – “Tốt gỗ” phải “tốt cả nước sơn”. Bao bì độc đáo và có tính ứng dụng cao sẽ lưu giữ sâu trong tâm trí người tiêu dùng và ngược lại với kiểu bình thường, không có điểm nhấn.

  • Promotion – “Người kể chuyện” cho thương hiệu. Hãy tiếp cận một cách khéo léo và thu hút với việc kết hợp các công cụ và phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp một cách hiệu quả.

Xây dựng chiến lược, kế hoạch

Để xây dựng một chiến lược hiệu quả, Brand Manager phải có kế hoạch quản trị thương hiệu ngắn hạn và dài hạn bổ trợ lẫn nhau. Một chiến lược hay là một chiến lược độc đáo khác biệt nhưng vẫn giữ được bản chất cốt lõi của thương hiệu như: sứ mệnh, tầm nhìn và mục tiêu chung của doanh nghiệp đó.

Quản lý phòng ban thiết kế và sáng tạo

Một trong những công việc cũng không kém phần quan trọng của Brand Manager là làm việc với các phòng ban liên quan, đặc biệt là hai bên có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng: thiết kế và sáng tạo nội dung.

Giám đốc Thương hiệu phải đảm bảo được tính thống nhất của bộ nhận diện thương hiệu như logo, kiểu chữ, slogan, màu sắc hay nhân vật đại diện,… Đây đều là những yếu tố cần sự độc đáo nhưng phải dễ tiếp cận tâm trí khách hàng.

Triển khai, theo dõi và đánh giá hiệu quả truyền thông

Từ kế hoạch quản trị thương hiệu ngắn và dài hạn, Brand Manager có trách nhiệm tiếp tục trao đổi với nhân sự của mình cũng như các phòng ban liên quan để triển khai nó thành các chương trình và hoạt động cụ thể.

Từ đó, quản trị các chiến dịch thương hiệu bằng cách theo dõi tiến độ thực thi và đánh giá hiệu quả của chúng với khách hàng mục tiêu thông qua các chỉ số. Cuối cùng điều chỉnh các phương án và kế hoạch trong tương lai cho phù hợp.

Quản lý tài chính để dự đoán doanh thu và điều chỉnh

Brand Manager cũng có trách nhiệm quản lý ngân sách sử dụng cho hoạt động quản trị thương hiệu của phòng ban mình. Từ đó, đặt ra các KPI không chỉ là các chỉ số liên quan đến mặt nhận diện thương hiệu của người tiêu dùng, mà còn là doanh thu hay lợi nhuận hàng tháng, hàng năm của doanh nghiệp đó.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?