Brand Equity là gì? Tài sản thương hiệu đối với doanh nghiệp

Brand Equity là một thuật ngữ khá thường gặp trong marketing. Vậy brand equity là gì? Giá trị của Brand Equity đối với các doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng  Thiết kế web tại Cần Thơ tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé! 

Brand Equity là gì?

Brand Equity là gì?

Brand equity, trong tiếng Việt nghĩa là tài sản thương hiệu. Brand equity là một trong số những giá trị cộng thêm cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và người tiêu dùng. Giá trị này phản ánh cách mà người tiêu dùng nhìn nhận, cảm nhận, đánh giá thương hiệu, so sánh, phản ứng về một nhãn hiệu (sản phẩm/dịch vụ, doanh nghiệp) so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Giá trị của Brand Equity đối với doanh nghiệp

Xây dựng tốt brand equity sẽ giúp cho thương hiệu phần nào thể hiện được sự nổi bật so với đối thủ cạnh tranh của mình. Những sản phẩm cao cấp chất lượng, cùng lúc là những chiến dịch Marketing hiệu quả nhờ brand equity sẽ giúp cho nhãn hàng dễ được nhận ra hơn, từ đó xúc tiến hành vi mua hàng từ khách hàng.

Giá trị của Brand Equity đối với doanh nghiệp

Có thể kể đến một số lợi ích khi mà tạo dựng được giá trị tài sản thương hiệu. Những doanh nghiệp mang lợi thế cạnh tranh xuất sắc này có nguồn doanh thu tích cực hơn đối với những đối thủ trên thị trường.

Bên cạnh đó, trong suốt quá trình phát triển để mà mở rộng thêm sản phẩm, dịch vụ khác, một thương hiệu mạnh cũng sẽ bổ trợ giúp cho công tác này trở nên thuận tiện hơn. Bởi vì khách hàng đã có sẵn tiềm thức về sự nhận diện và tin tưởng dùng thương hiệu của công ty. Vì thế, quyết định lựa chọn những loại sản phẩm mới sẽ được nhanh chóng hơn.


Brand Equity ảnh hưởng thế nào đến ROI

Việc phát triển tài sản thương hiệu sẽ mang đến cho tổ chức rất nhiều lợi ích. Một trong số những lợi ích quan trọng nhất chính là brand equity sẽ có ảnh hưởng tích cực đến lợi tức đầu tư (ROI – Return on Investment). Điều này sẽ được thể hiện nhờ vào giá trị đơn hàng trên một khách hàng và việc tiết kiệm chi tiêu quảng cáo nhờ danh tiếng.

Brand Equity - Giá trị đơn hàng trên mỗi khách hàng

Một khi mà doanh nghiệp của bạn đã tạo dựng được tài sản thương hiệu mạnh mẽ, người tiêu dùng sẽ có khả năng chi tiêu nhiều hơn để mà mua những sản phẩm do bạn cung cấp. Điều này sẽ dẫn đến lợi tức đầu tư cao hơn. Hãy tưởng tượng bạn và đối thủ cạnh tranh đều tốn cùng một khoản chi phí để mà sản xuất sản phẩm. Tuy vậy, khách hàng sẵn sàng trả tiền nhiều hơn cho một thương hiệu uy tín, vậy nên bạn có thể bán ra sản phẩm của mình với mức giá cao hơn.

Giả dụ, một đôi giày với thiết kế riêng biệt sẽ có giá cao hơn so với những sản phẩm đến từ những doanh nghiệp không có nhiều tên tuổi. Vì thế, việc chú trọng vào tạo dựng tài sản thương hiệu sẽ giúp cho bạn gặt hái được nhiều lợi nhuận hơn.

Brand Equity- Tiết kiệm chi tiêu quảng cáo ít hơn nhờ vào danh tiếng

Nếu như thương hiệu của bạn có danh tiếng tốt, khách hàng mục tiêu thông thường sẽ ưu tiên chọn mua những sản phẩm do bạn cung cấp. Bạn sẽ không cần phải đầu tư quá nhiều tiền vào việc quảng cáo sản phẩm mới. Lợi nhuận tăng lên bởi lúc này chi phí marketing đã giảm đi, khách hàng đã có niềm tin với sản phẩm của doanh nghiệp.

Giá trị vòng đời khách hàng: Khách hàng trung thành với một thương hiệu thì càng có khả năng dùng nhiều sản phẩm của doanh nghiệp đó. Apple hiện đang được đánh giá là một tổ chức có tài sản thương hiệu cao. Khách hàng một khi đã dùng sản phẩm của Apple thì thông thường có xu hướng chọn mua những thiết bị khác do công ty này cung cấp.

Sự trung thành của khách hàng: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khách hàng có xu hướng khoan dung cho những thương hiệu mà họ tin tưởng cao hơn gấp 7 lần. Bên cạnh đó, khách hàng trung thành sẵn sàng thử những sản phẩm mới của doanh nghiệp cao hơn gấp 9 lần.


Cách xây dựng Brand Equity

Cách xây dựng Brand Equity

Hiểu được sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của bạn

Brand Equity Hiểu hơn về sản phẩm của mình ví dụ như nguồn gốc, cách chế biến, những thế mạnh so với thị trường,… để có thể xác định được tập khách hàng tiềm năng của mình và có thể tiếp cận một cách hiệu quả.

Tập trung cải thiện chất lượng của sản phẩm/dịch vụ

Là yếu tố tiên quyết để mà quyết định sự thành bại của thương hiệu. Bạn nên lấy 1-2 sản phẩm làm cốt lõi, liên tục cải tiến và phát triển để mà biến sản phẩm đó thành lợi thế cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó, cung cấp đúng những gì đã cam kết hoặc đảm bảo đúng những lợi ích của khách hàng.

Luôn tuân theo những giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi sẽ tạo nên linh hồn và sự khác biệt của sản phẩm hay dịch vụ, bởi vậy nó là thứ vũ khí để mà tạo ra những khách hàng trung thành cho doanh nghiệp. Nhìn chung thì giá trị cốt lõi bao gồm giá trị của doanh nghiệp và giá trị của sản phẩm. Bên cạnh đó, giá trị cốt lõi còn là những lợi thế cạnh tranh riêng mà doanh nghiệp có.

Giữ sự nhất quán

  • Nhất quán về mặt hình ảnh
  • Nhất quán về mặt chất lượng

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?