Brand audit là gì? Quy trình 8 bước triển khai brand audit

Không quá khó để biết được thương hiệu của mình đang đứng ở vị trí nào trên thương trường bằng Brand Audit. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu rõ và áp dụng Brand Audit như một vũ khí sắc bén. Hãy cùng  Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu rõ hơn về  lợi ích Brand audit là gì?, khi nào doanh nghiệp nên thực hiện brand audit. Bên cạnh đó, bài viết còn mách bạn những thông tin cần chuẩn bị khi thực hiện brand audit, đặc biệt là quy trình 8 bước triển khai Brand Audit phổ biến nhất?

Brand audit là gì?

Brand audit là gì?

Brand Audit là thuật ngữ được ghép từ Brand (thương hiệu) và Audit (được sử dụng trong ngành kiểm toán có nghĩa là Kiểm tra, Đánh giá hay Kiểm toán) là khái niệm được sử dụng để chỉ quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá vị trí của các sản phẩm hay thương hiệu trên thị trường.


Brand Audit mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Không dừng lại ở việc giúp doanh nghiệp hiểu hơn về sự hiệu quả của thương hiệu, Brand Audit còn mang lại lợi ích từ việc cải thiện các sáng kiến marketing để đem lại tính nhất quán giúp thương hiệu tăng khả năng thu hút khách hàng và nâng cao giá trị. Sau đây là một số lợi ích Brand Audit trực tiếp mang lại.

Brand Audit mang lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

  • Đánh giá nhận diện thương hiệu toàn diện: Mọi vấn đề nhận diện thương hiệu sẽ được đánh giá hiệu quả. Việc ứng dụng và đem lại hiệu quả thật sự hay không, thậm chí là có đáp ứng được các yếu tố về văn hóa và thị trường hay không? Tất cả nhận diện một cách tổng quan nhất bằng Brand Audit.

  • Đánh giá hiệu quả truyền thông: Đây thật sự là một bài toán khó vì đa số doanh nghiệp chỉ giỏi trong quản trị. Brand Audit sẽ giúp doanh nghiệp giải bài toán này. Tất cả được thống kê thành các báo cáo dựa trên các con số thật nhất. Từ đó đưa ra các chiến lược truyền thông phù hợp.

  • Nghiên cứu đối tượng khách hàng mục tiêu, hành vi và xu hướng tiêu dùng: Đối tượng mục tiêu là các thông số được đánh giá dựa trên các nền tảng công nghệ. Nghiên cứu dựa trên các xu hướng hành vi thực tế theo các yếu tố thị trường đang là xu hướng.

  • Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: Đây là quá trình khó nhất trong Brand Audit. Đòi hỏi chuyên gia phải có cái nhìn tổng quan về ngành nghề. Việc phân tích còn dựa trên các dữ kiện về thị trường đa chiều tác động vào đối thủ. Thông thường ta chỉ đánh giá được tối đa 60% các tiêu chí về đối thủ cạnh tranh.

  • Nghiên cứu và mở rộng ngành hàng trong tương lai: Chiến lược dài hạn giúp cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững nhất. Giúp cho nguồn tài chính sẽ được phân bổ hợp lý và hiệu quả cho tương lai. Giúp cho doanh nghiệp sẽ nhìn ra các cơ hội phát triển để đầu tư xứng tầm.


Khi nào doanh nghiệp nên thực hiện Brand Audit?

Khi nào doanh nghiệp nên thực hiện Brand Audit?

Thời điểm thích hợp được khuyên thực hiện Brand Audit là khi doanh nghiệp mong muốn làm mới giao diện thương hiệu hoặc hình ảnh thương hiệu. Đây cũng sẽ là thời gian hoàn hảo để doanh nghiệp nhìn lại những thay đổi, điểm mạnh, điểm yếu của thương hiệu kể từ ngày thành lập.


Những thông tin cần chuẩn bị khi thực hiện Brand Audit

Những thông tin cần chuẩn bị khi thực hiện Brand Audit

Sau đây là một số thông tin bạn cần chuẩn bị khi tiến hành thực hiện Brand Audit.

Doanh thu bán được

Đầu tiên, bạn cần thống kê chính xác doanh thu bán được của sản phẩm/dịch vụ qua từng tháng, từng quý, từng năm. Việc này sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan về tình hình cũng như tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Từ đó, bạn sẽ biết được nên kiểm toán những thông tin nào để đưa sản phẩm và công ty đi lên.

Tốc độ phát triển thương hiệu trong ngành

Tốc độ phát triển thương hiệu trong ngành bạn đang kinh doanh cũng là thông tin cần thiết khi thực hiện Brand Audit. Thế nên, bạn hãy chuẩn bị thật đầy đủ nội dung về sự phát triển thương hiệu qua từng năm. Đây sẽ là nền tảng cơ bản mà bạn có thể dựa vào để kiểm toán thương hiệu tốt hơn.

Bảng thống kê hành vi khách hàng

Hành vi khách hàng là yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng thương hiệu và cả trong bán hàng. Và trong Brand Audit cũng cần đến yếu tố này. Vì thế, bạn hãy tổng hợp và thống kê hành vi khách hàng khi mua/sử dụng sản phẩm/dịch vụ của mình. Đây sẽ là dữ liệu quan trọng để bạn triển khai tốt nhất Brand Audit.

Thông tin đối thủ cạnh tranh

Yếu tố thứ hai bạn cần chuẩn bị khi thực hiện Brand Audit là thu thập các dữ liệu về sự phát triển thương hiệu của đối thủ cùng ngành hàng với bạn. Hãy phân tích ưu, nhược điểm của họ để làm nền tảng cho việc học hỏi, phát triển thương hiệu của chính bạn.

Thống kê mức độ nhận diện của thương hiệu

Cuối cùng, bạn cần thống kê mức độ người dùng nhận diện thương hiệu của mình. Bạn có thể thống kê theo tháng, quý hoặc năm. Hãy nhớ rằng dữ liệu càng chi tiết thì càng tốt nhé bạn.


Brand audit: Ai kiểm soát quá trình kiểm toán thương hiệu?

Brand audit, để quá trình kiểm toán thương hiệu của bạn đạt được hiệu quả cao nhất, điều quan trọng là phải có những người phù hợp tham gia và được báo cáo cụ thể.

Ai kiểm soát quá trình kiểm toán thương hiệu?

Việc kiểm toán được thực hiện tốt nhất bởi một nhóm khách quan – bên thứ ba, lý tưởng là từ đối tác xây dựng thương hiệu của bạn. Bên cạnh đó, ngoài nhà quản lý dự án kiểm toán, bạn cần thêm tối thiểu 3 thành phần khác nhau cộng tác kiểm soát trong quá trình kiểm toán.

Giám đốc

Các quyết định của ban điều hành sẽ cần được đưa ra dựa trên những hiểu biết sâu sắc từ cuộc kiểm toán thương hiệu. Vì vậy, tốt nhất bạn nên để Giám đốc điều hành hoặc Chủ tịch của bạn tham gia vào cuộc kiểm toán.

Ban Marketing

Những thông tin có được từ cuộc kiểm toán thương hiệu sẽ cung cấp dữ liệu cho các chiến lược và ý tưởng marketing trong tương lai. Vì vậy, ban lãnh đạo nhóm marketing của bạn nên biết về những phát hiện của bạn.

Đối tác bên ngoài

Bất kỳ đối tác chiến lược nào như các “agency” chịu trách nhiệm thực hiện hoạt động tiếp thị của công ty bạn cũng cần được cung cấp thông tin chi tiết có được từ cuộc kiểm toán thương hiệu.


Quy trình 8 bước triển khai brand audit

Quy trình 8 bước triển khai brand audit

Bước 1. Nghiên cứu và phân tích các yếu tố nội tại thương hiệu

Ở bước này, các chuyên gia sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bảng đánh giá. Việc của doanh nghiệp đơn giản là gửi đến tất cả các nhân sự và thực hiện đánh giá. Hệ thống đánh giá khoảng 10 bộ nội dung và 100 biểu mẫu trắc nghiệm được phân cấp cụ thể đến từng bộ phận có công việc liên quan.

  • Ban điều hành: các đánh giá về mức độ hiểu biết quản trị thương hiệu, truyền thông;
  • Ban truyền thông: các checklist về kênh, hiệu quả truyền thông, thiết kế, sáng tạo;
  • Ban sản phẩm: các đánh giá về hiệu quả quản lý hành hóa, quy trình nhập xuất;
  • Ban khách hàng: các bản đánh giá về hiệu quả chăm sóc khách hàng, tiêu chí nhân sự;
  • Các phòng ban khác có liên quan.

Bước 2. Doanh nghiệp cần xác định và phân tích đối thủ cạnh tranh, khách hàng mục tiêu

Đối thủ cạnh tranh được xác định dựa trên các điểm tương đồng về thương hiệu. Thông thường được chia làm 3 nhóm chính là cạnh tranh thấp, cạnh tranh tương đồng, và ưu thế vượt trội. Với mỗi nhóm sẽ có bản phân tích để nhìn thấy sự ảnh hưởng và các giải pháp để khắc chế đối thủ.

Khách hàng mục tiêu: đây cũng là tiêu mục quan trọng thường được dựa trên 2 nhóm phân tích.

  • Nhóm 1 là dựa trên tệp khách hàng cũ đã và đang xử dụng dịch vụ: Phân tích lại các tiêu chí về địa lý, sở thích, hành vi, sự hài lòng và các góp ý.
  • Nhóm tệp tiềm năng mới: đây có lẽ là phần doanh nghiệp quan tâm nhất. Hiện nay các phương pháp đánh giá chủ yếu dựa theo số hóa trí tuệ nhân tạo. Các phương pháp truyền thống được áp dụng chủ yếu là để kiểm tra và xác thực lại.

Bước 3. Kiểm tra lại các tiêu chí về hàng hóa, kênh phân phối

Đây có lẽ là điểm mạnh của các doanh nghiệp lâu năm. Các vấn đề về luân chuyển, lưu kho phải có chiến lược rõ ràng, tránh dòng vốn chết. Kênh phân phối thì cũng phải là sự nhìn nhận thực tế và hướng về tương lai. Điều quan trọng nhất là doanh nghiệp phải tư duy không phụ thuộc để phát triển.

Bước 4. Phân tích hệ thống nền tảng công nghệ

Xu hướng công nghệ đòi hỏi tất cả doanh nghiệp phải chuyển mình để nắm bắt. Đây cũng là con dao hai lưỡi có thể giết chết doanh nghiệp bất cứ lúc nào. Vì thế, việc phân tích và đưa ra giải pháp phù hợp theo giai đoạn rất quan trọng. Một hệ thống nền tảng chỉ phù hợp khi hệ thống đó được thiết kế riêng theo giai đoạn.

Bước 5. Xem lại các hệ thống truyền thông phụ thuộc

Hiểu đơn giản đây chính là quá trình xem xét các nền tảng mạng xã hội. Các kênh thông tin về người nổi tiếng, đại diện ngành hàng. Mục tiêu chính là để đưa ra các chiến lược kiểm soát khủng hoảng truyền thông.

Bước 6. Thực hiện phân tích nhân sự

Quá trình doanh nghiệp đánh giá nhân sự không chỉ là ở nghiệp vụ công việc và tính thích ứng. Ở đây, phân tích nhân sự còn là bảng phân tích về tính cách, tâm lý nhân sự. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có sự phân bổ lại hợp lý nhất nhằm phát huy hết năng lực thực hiện.

Bước 7. Phân tích và giải pháp

Dựa trên tất cả các nghiên cứu sẽ được tổng hợp thành 1 biểu đồ liên kết. Biểu đồ là thể hiện sự qua lại của các nhóm công việc, các chỉ mục về tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng qua lại. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tổng hợp được số liệu báo cáo và đưa ra các giải pháp thực thi nhằm thay đổi vấn đề.

Bước 8. Bảng đối xứng và đánh giá hiệu quả ứng dụng

Bảng đối xứng và đánh giá hiệu quả thể hiện quá trình đo lường, phân tích, đánh giá dựa trên sự đánh giá đa chiều. Đây là quá trình kết hợp chặt chẽ giữa chuyên gia và doanh nghiệp để xác định vị trí của thương hiệu trên thị trường và theo quan điểm của khách hàng. Đánh giá hiệu quả này dựa trên mức độ chờ đợi của khách hàng vào thương hiệu.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?