Bit và Byte là hai thuật ngữ chuyên ngành trong công nghệ. Đây là hai đơn vị đo lường thông tin cơ bản nhất của máy tính. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu được khái niệm cũng như cách dùng của nó? Bài viết dưới đây Thiết kế web Cần Thơ sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bạn cần biết về hai khái niệm Bit là gì? Byte là gì? và cách sử dụng cũng như sự khác biệt của chúng.
Bit là viết tắt của một từ tiếng Anh có tên Binary digIT, có ký hiệu là b thường. Bit là một đơn vị đo thông tin được xem là nhỏ nhất trong máy tính. Chúng thường được biểu diễn dưới dạng số nhị phân (được thể hiện bởi các dãy số gồm 1 và 0). Trong lập trình máy tính, những đơn vị này có thể biểu diễn được sự chuyển động của các luồng thông tin. Kết quả chúng trả về sẽ là hai đáp án có hoặc không, đúng hoặc sai,…
Ngoài ra, bit còn là đơn vị nhỏ nhất được sử dụng trong lưu trữ thông tin và lưu trữ dung lượng của các bộ nhớ máy tính như USB, ổ cứng, RAM,…
Byte có ký hiệu là chữ B in hoa, là một đơn vị dùng để lưu trữ thông tin trong máy tính. Những dãy ký tự bit cố định và nối tiếp nhau sẽ được gọi chung là byte. Hiện nay, 1 byte có thể biểu diễn được 256 giá trị khác nhau của thông tin.
Người ta đã quy định: 1 byte = 8 bit (1B = 8b). Một byte cũng tương đương với một ký tự viết, vậy để thể hiện một từ chúng ta phải cần khoảng 10 byte. Và, để thể hiện một câu văn ngắn chúng ta phải cần xấp xỉ 100 byte. Do số lượng byte biểu diễn quá nhiều, người ta phát minh thêm các đơn vị đo cao hơn. Nhưng chúng đều có thể quy đổi ra byte theo một quy luật nhất định.
Theo như định nghĩa, khi nào muốn đo tốc độ truyền tải thông tin hoặc lượng truyền tải qua các đơn vị viễn thông, ta có thể dùng bit. Khi bạn lưu trữ các thông tin và muốn biểu hiện dung lượng hiện tại của các thiết bị thì sử dụng byte.
Ta có thể dễ dàng chuyển đổi dữ liệu giữa hai dạng bit và byte thông qua việc tính toán. Cách tính toán và một số đơn vị khác thường được sử dụng chúng tôi sẽ biểu diễn bên dưới đây.
Như trên, ta biết được 1 byte = 8 bit (1B = 8b), vậy nên khi có byte và muốn tính số bit, ta nhân giá trị của byte với 8. Ngược lại, khi bạn muốn tính số byte dựa vào số bit, chỉ việc chia số bit đó cho 8.
Để dễ sử dụng hai đơn vị này hơn, người ta thường thêm vào các tiền tố trước byte như mega (được ký hiệu là M), peta (được ký hiệu là P), exa ( được ký hiệu là E), giga (được ký hiệu là G), tera (được ký hiệu là T), zetta (được ký hiệu là Z) và yotta (được ký hiệu là Y). Đây là cách gọi trong hệ nhị phân. Ta có cách chuyển đổi như sau: 1KB = 1024 byte, đơn vị sau sẽ cách đơn vị trước đúng 1024, tương tự với các đơn vị tiếp theo. Từ đó, ta dễ dàng có được bảng sau đây:
Đơn vị | Ký hiệu | Quy đổi tương đương |
Byte | B | 8 b |
Kilobyte | KB | 1024 B |
Megabyte | MB | 1024 KB |
Gigabyte | GB | 1024 MB |
Terabyte | TB | 1024 GB |
Petabyte | PB | 1024 TB |
Exabyte | EB | 1024 PB |
Zetabyte | ZB | 1024 EB |
YottaByte | YB | 1024 ZB |
BrontoByte | BB | 1024 YB |
Để tính ra byte, ta chỉ cần lấy lên số mũ của 1024. Ví dụ, muốn biết 1MB tương đương bao nhiêu byte, ta tính kết quả của 1024 x 1024. Ta có: 1 MB = 1024 KB = 1.048.576 byte. Hoặc: 1 GB = 1024 MB = 1.048.576 KB = 1.073.741.824 byte. Tương tự với các đơn vị tiếp theo.
Sự khác biệt cơ bản nhất của bit và byte là do cách sử dụng. Bit để đo lường tốc độ truyền tải, còn byte dùng để biểu thị khả năng lưu trữ. Byte có dung lượng lớn hơn bit. Trong các hoạt động về công nghệ thông tin, người ta thường sử dụng đơn vị căn bản là byte.
Bit và Byte không có quá nhiều khác biệt, người dùng cũng có thể luân chuyển giữa hai đơn vị này. Tuy nhiên, việc biểu diễn bằng bit quá dài dòng nên người dùng cũng ít khi sử dụng đơn vị này.
Nguồn bài viết: Sưu tầm