7 kỹ năng quản lý bản thân hiệu quả

Để thành công trong công việc và cuộc sống, bạn cần phải biết quản lý bản thân mình thật hiệu quả. Mỗi người thành đạt đều có một số kỹ năng "then chốt" làm kim chỉ nam để giúp họ hoàn thiện bản thân mình. Dưới đây là 7 kỹ năng cần thiết mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Cùng  Thiết kế web ở Cần Thơ tìm hiểu bài viết dưới đây.

1. Hiểu bản thân (Self-awareness)

Đây là yếu tố quan trọng nhất, chỉ khi hiểu rõ bản thân mình, điểm mạnh, điểm yếu, thấy được nhu cầu và mục tiêu rõ ràng, bạn mới chuẩn bị được một kế hoạch hợp lý.
Bạn cần nhận dạng và hiểu được tính cách, cảm xúc của bản thân, từ đó thấy được sự ảnh hưởng của nó lên người khác.

Hiểu bản thân (Self-awareness)

Mặt tích cực của việc hiểu bản thân là bạn sẽ có được sự tự tin, đánh giá đúng bản thân mình, từ đó xác định được hướng đi phù hợp với ưu điểm của mình và những gì mình cần cải thiện.

2. Tự cân bằng (Self-regulation)

Được định nghĩa là khả năng kiểm soát những thay đổi hay rối loạn cảm xúc, khả năng suy nghĩ trước khi hành động. Kết quả của việc tự cân bằng bản thân là bạn sẽ có được sự thoải mái, tự tin và làm việc tốt hơn.

Tự cân bằng (Self-regulation)

Sự tự điều chỉnh của một sinh vật sinh học (giống như tôi và bạn) diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau. Ví dụ như ai đó có sự tự điều chỉnh cảm xúc tốt hoặc có khả năng kìm nén cảm xúc của mình ở trong tầm kiểm soát, họ có thể kiềm chế được những hành vi bốc đồng của mình thay vì làm cho tình huống tồi tệ hơn, và họ cũng có thể làm bản thân mình cảm thấy khá hơn khi thất vọng. Họ có một loạt các cảm xúc và hành vi linh hoạt để đáp trả những yêu cầu trong môi trường sống một cách thích hợp. Nhờ cơ chế thần kinh mềm dẻo – khả năng thích ứng của hệ thống thần kinh – chúng ta trở nên may mắn khi có thể cải thiện khả năng điều chỉnh cảm xúc theo thời gian.

Cơ thể chúng ta cũng có khả năng tự điều chỉnh, có khá nhiều ví dụ minh chứng. Trong sinh học thuần túy, tuyến tụy trong điều kiện toàn vẹn về chức năng có thể giữ lượng đường trong máu ở mức vừa đủ để tối ưu hoạt động của cơ thể.  Nhịp tim của chúng ta tăng, cơ bắp thì cần thêm nhiều oxy và đường khi tập thể dục. Còn khi ta nghỉ ngơi thì nhịp tim sẽ giảm, cơ bắp cần ít đi các nguồn cung cấp từ máu.

Tương tự như vậy, hoạt động tự động của hệ thần kinh giữ trật tự nằm dưới mức nhận thức của chúng ta. Nó điều hòa và cân bằng các chức năng tự động của cơ thể bao gồm  cảm xúc. Một trong những chức năng quan trọng nhất (và thường bị bỏ sót) là nó tự điều hòa một cách tự động và bản năng để đáp ứng những đe dọa từ môi trường. Hệ thống đáp ứng sẽ xác định liệu bạn đang giận dữ và muốn chiến đấu hay đang sợ hãi và muốn chạy trốn hoặc ngồi xuống cho đến khi nỗi đe dọa đi qua (trạng thái đóng băng). Đây được biết đến là đáp ứng chiến đấu, đáp ứng chạy trốn và đáp ứng đóng băng.

Khi những đáp ứng này không còn cân bằng với môi trường, ta không tự điều chỉnh tốt và gặp phải những triệu chứng của các căn bệnh. Đó là lý do tại sao sự tự điều chỉnh là rất quan trọng.

Mục tiêu căn bản của liệu pháp tâm lý  dựa trên sự tự trị là khôi phục sức khỏe tự điều chỉnh, khả năng phục hồi và khả năng luôn làm chủ mọi lúc. Bằng cách kết hợp các công cụ y học thần kinh vào liệu pháp, nó có thể có hiệu quả trực tiếp đến các triệu chứng tại nơi của chúng – trong cơ thể hay hệ thống thần kinh.

3. Động lực (Motivation)

Là năng lực và tính kiên trì để theo đuổi một công việc không tính đến yếu tố lợi ích như tiền bạc và sự đánh giá, chỉ trích bên ngoài…Kiên trì là những nỗ lực liên tiếp nhằm hướng đến một mục tiêu dù cho có gặp phải trở ngại. Một ví dụ về kiên trì là học thêm các khóa khác về tâm lý học để có bằng cấp chứng chỉ dù cho phải đầu tư nhiều thời gian, công sức và các nguồn lực.

Động lực (Motivation)

Nỗ lực cao có thể thấy trong sự tập trung và sự hăng say trong quá trình theo đuổi một mục tiêu. Ví dụ, một học sinh qua môn trơn tru dễ dàng mà không tốn quá nhiều công sức, trong khí đó một người khác sẽ phải học hành chăm chỉ, tham gia thảo luận và tận dụng các cơ hội nghiên cứu bên ngoài lớp học. Người đầu tiên thiếu đi sự nỗ lực, trong khi người thứ hai đạt được mục tiêu học tập với sự nỗ lực cao. Khi có được động lực bạn sẽ có đươc sự lạc quan để vượt qua khó khăn, thất bại.

4. Kỷ luật và Kiên trì (Discipline and Perseverance)

Bất kỳ công việc nào cũng cần sự kỷ luật và nghiêm túc. Điều này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng hãy cân nhắc mỗi khi bạn có sự thỏa hiệp với chính bản thân mình, nếu không làm việc một cách kỷ luật sẽ không đạt được kết quả như mong đợi.

Cụ thể bạn hãy ghi nhớ các điều sau đây:

  • Bất kì công việc nào cũng tốn nhiều công sức để duy trì nó trước khi đạt được kết quả.
  • Bạn cần có khả năng chịu áp lực cao và công việc quá tải.
  • Biết nói KHÔNG với những thứ không cần thiết hoặc thậm chí có ảnh hưởng xấu đến mình.

5. Linh hoạt (Flexible)

Bạn hiểu linh hoạt như thế nào? Tức là bạn phải biết linh hoạt cả trong phong cách làm việc và giao tiếp với mọi người.

Hãy hiểu rằng đừng cứng nhắc quá, hãy linh động một chút để công việc hiệu quả hơn.

6. Nhạy bén (Hyper-sensitivity to little things)

Nếu trong cuộc sống bạn có sự nhạy cảm với những điều nhỏ nhất thì thật tuyệt vời vì nó là một đặc tính rất quý nó sẽ giúp bạn phát hiện ra những điều bất thường dù rất nhỏ nhưng có thể gây hậu quả lớn cho sản phẩm.

7. Open-minded

Open-minded

Khi bạn cởi mở bản thân mình, bạn  sẽ có cách nhìn rộng và xa hơn, từ đó dễ dàng tiếp thu cái mới cũng như nâng cao khả năng phân tích vấn đề cả trong công việc và cuộc sống.

Nguồn bài viết: Sưu tầm

CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ TRUYỀN THÔNG VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?