Ưu và nhược điểm của website mã nguồn mở?

 1. Mã nguồn mở là gì ?

     Mã nguồn mở là phần mềm có bộ source code mà bất kì ai cũng có thể download về, sửa đổi hoặc nâng cấp thêm cho nó những tính năng vượt trội khác. Thông thường, mã nguồn mở được phát hành miễn phí và sở hữu bởi các đơn vị, doanh nghiệp lớn về công nghệ, cũng có một số trường hợp các lập trình viên phát triển mã nguồn mở và bày bán nó với các chức năng độc đáo hơn phiên bản gốc.

     “Mã nguồn” (source code) là phần mềm mà hầu hết người dùng máy tính không nhìn thấy. Tuy nhiên, các lập trình viên có quyền truy cập vào mã nguồn này để cải thiện chương trình bằng cách thêm các tính năng hoặc sửa các phần không hoạt động đúng.

     Thường thì những phần mềm mã nguồn mở đã được kiểm duyệt bởi những tổ chức uy tín nên những phần mềm này cũng sẽ có chất lượng ở mức độ tương đối như tính bảo mật, sự tối ưu cũng như một số tiêu chuẩn khác.

Một số mã nguồn mở phổ biến: WordPress, Joomla, Drupal, Magento .v.v..

 

 2. Ưu điểm của website sử dụng mã nguồn mở?

- Chi phí rẻ: 

Do là mã nguồn có sẵn, người thiết kế chỉ việc lấy về chỉnh sửa lại một chút là đã có một website để sử dụng, nên chi phí để xây dựng là rất thấp.

- Bất cứ ai cũng có thể tự làm được 

Làm Web bằng mã nguồn mở được gọi là “cài đặt web” chứ không phải là “lập trình web” hay “thiết kế web”, vì người làm web này không cần kiến thức lập trình và thiết kế cũng có thể làm được.

Nếu bạn có thể sử dụng mạng Internet, bạn có thể bỏ ra 3 đến 5 ngày là bạn có thể vừa tìm hiểu vừa hoàn thành một website mã nguồn mở. Hiện trên mạng có rất nhiều hướng dẫn để bạn có thể dễ dàng làm được một website với mã nguồn mở.

- Cộng đồng người dùng lớn: 

Là một mã nguồn mở nên cộng đồng người sử dụng và phát triển lớn, nên khi gặp khó khăn trong quá trình xây dựng và vận hành, người dùng có thể dễ dàng tiềm kiếm các thông tin hỗ trợ trên mạng internet.

 

 3. Nhược điểm của website sử dụng mã nguồn mở ?

 - Tốc độ website

Việc thiết kế web bằng mã nguồn mở tương tự như việc bạn đang chỉ cần 1 phần chức năng nhưng lại phải sử dụng đến 8 đến 9 phần mã nguồn, vì lý do mã nguồn mở là dùng chung, được thiết kế ra để phục vụ cho rất nhiều các yêu cầu công việc.

Trong khi đó website được viết bằng tay được lập trình viên hướng đến một mục đích cụ thể nên không dư thừa code như website mã nguồn mở, nên sẽ không gây nặng nề cho website của bạn.

 - Tính bảo mật

Khả năng bảo mật kém. Các mã nguồn mở được chia sẻ trên mạng, nên bất cứ ai sử dụng internet đều có thể nhanh chóng download về và xem bên trong chúng có gì.

Điều này đồng nghĩa với các hacker cũng làm được và dễ dàng xem trong website của bạn có gì, do đó việc lấy cắp dữ liệu hay cho website của bạn ngừng hoạt động gây tổn thất trong kinh doanh là điều không tránh khỏi.

 - Khó khăn sửa chữa khi gặp lỗi

Do website mã nguồn mở được viết sẵn bởi những lập trình viên tình nguyện ở nước ngoài nên công ty cung cấp website cho bạn không phải là người nắm rõ “từng đường tơ kẽ tóc” website của bạn, nên khi website gặp lỗi hoặc bạn muốn nâng cấp thêm chức năng, thì nhà cung cấp web đó sẽ không tránh khỏi lúng túng và thậm chí phải chịu bó tay.

 - Khó nâng cấp

Web mã nguồn mở được viết các chức năng và giao diện với ý tưởng của những lập trình viên nước ngoài, nên khi bạn có ý tưởng hay cần viết thêm chức năng theo đặc thù của công ty mình thì đối tác làm web của bạn sẽ không thể thực hiện được và bạn phải chấp nhận theo khuôn khổ của mã nguồn đó.

CÔNG TY CP GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ VIETCORE

Hãy cho chúng tôi biết giải pháp bạn cần hỗ trợ?