Để quảng bá thương hiệu và tạo dựng sức mạnh tên tuổi, nhiều doanh nghiệp đã phải bỏ công nhằm mục đích nghiên cứu kỹ lưỡng việc đặt tên miền sao cho phù hợp. Bởi tên miền còn là bề mặt của cả doanh nghiệp. Họ sẵn sàng chi trả với số tiền lớn để có được tên miền ưng ý hoặc chuyển nhượng tên miền nếu đã được mua trước đó. Khi mua tên miền, các doanh nghiệp sẽ mua rất nhiều tên có liên quan đến tổ chức của mình nhằm tránh trường hợp xung đột, tranh chấp về sau này.
Việc sở hữu nhiều tên miền cho một website duy nhất không phải là vấn đề xa lạ gì nữa. Lấy ví dụ thực tế từ trang mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook. Khi bạn gõ đường dẫn facebook.com thì quá bình thường và ai cũng biết. Nhưng khi gõ fb.com thì bạn vẫn có thể truy cập được một cách bình thường. Ngoài ra, nhiều đơn vị đã từng mua tên miền giống nhau nhưng đuôi khác nhau, hoặc dùng luôn các tên miền khác nhau để trỏ về tên miền chính, tạo thành một hệ thống backlink.
Tên miền là một danh từ thường được nhắc nhiều trong lĩnh vực thiết kế web. Là thứ bắt buộc phải có để website hiển thị với khách hàng trên môi trường mạng. Nghĩa là khi bạn nhập địa chỉ tên miền vào thanh công cụ tìm kiếm trên Internet, bạn sẽ được liên kết đến website sở hữu tên miền đó. Trên thực tế, máy móc sẽ không hề hiểu tên miền của bạn là gì và chúng cần phải sử dụng dịch vụ DNS (hệ thống phân giải tên miền) để dịch địa chỉ IP thành tên miền, giúp người truy cập dễ nhớ. Bởi mỗi máy tính sẽ có một địa chỉ IP cố định và bạn không thể nào nhớ hết nỗi dãy số này được.
Tóm lại, tên miền hay domain là địa chỉ trang web mà mọi người nhập vào thanh URL của trình duyệt để truy cập vào một website. Tên miền có tác dụng để thay thế một địa chỉ IP dài và khó nhớ thành một “Domain name” hay “Tên miền” có dạng là xyz.com, abc.site.
Tên miền gồm 2 thành phần: Tên và phần mở rộng.
Tên: Gồm các chữ cái trong bảng chữ cái từ A đến Z, các số từ 0 đến 9, dấu gạch ngang “-“, tổng số ký tự phải nhỏ hơn 255 ký tự. Ngoài ra một số tên miền các quốc gia có thể sẽ có dấu.
Phần mở rộng: (đuôi) tên miền là tính chất của website, bắt đầu sau dấu “.”. Ví dụ: .com, .gov, .net, .edu, .vn,... Tùy vào mỗi lĩnh vực hoặc yếu tố vị trí để sử dụng sao cho phù hợp.
Khi sở hữu nhiều tên miền, doanh nghiệp sẽ bao quát được lĩnh vực hoạt động, tránh bị tranh chấp với các doanh nghiệp khác có cùng lĩnh vực, thậm chí trùng tên doanh nghiệp. Vấn đề thương hiệu luôn là sự việc rắc rối mà bất cứ thương hiệu nào, hoặc tổ chức nào cũng nên lưu tâm. Khi đảm bảo được vấn đề bản quyền, thương hiệu, việc kinh doanh sẽ trở nên thoải mái hơn, dễ dàng tiếp cận hơn với nhiều khách hàng toàn cầu mà không lo sợ bị mất thị phần.
Việc sở hữu nhiều tên miền cho một website sẽ mang lại lợi thế lớn cho doanh nghiệp đối với các công cụ tìm kiếm. Bởi các tên miền khác nhau cùng trỏ về một website sẽ nhận được nhiều lượt truy cập và tương tác của khách hàng do khả năng xuất hiện nhiều hơn trên trang tìm kiếm. Lượt truy cập là một yếu tố rất then chốt để các công cụ tìm kiếm đánh giá "độ tin cậy" trên website của bạn. Khi "độ tin cậy" cao, website sẽ có thứ hạng tốt hơn.
Trong thế giới SEO thường có câu "Content is King - Backlink is Queen". Nội dung của trang web làm tốt nhưng thiếu đi những backlink sẽ khiến website gặp rất nhiều thiệt thòi so với đối thủ. Sử dụng nhiều tên miền thành các website vệ tinh và dẫn backlink trỏ về website chính sẽ tăng điểm chất lượng cho website chính. Nhờ những liên kết vệ tinh đó, các công cụ tìm kiếm sẽ nhận dạng, giúp website chính dễ dàng đạt được thứ hạng cao. Khi đó, website doanh nghiệp cũng được cải thiện hiệu quả SEO.
Những lợi ích khi sử dụng nhiều tên miền cho website đem lại khá nhiều hiệu quả cho các doanh nghiệp. Đây cũng là cách thu hút lượng lượt truy cập tự nhiên, hạn chế thoát trang và xây dựng được đối tượng khách hàng tiềm năng, cũng như hỗ trợ SEO Offpage cho website.
Việc sử dụng nhiều tên miền cho một website tuy rằng sẽ giúp doanh nghiệp nhận được nhiều lượng tương tác với người dùng hơn, nhưng nó cũng khiến các khách hàng hiểu lầm và nhầm lẫn với các tên miền. Nếu mua tên miền không có sự xem xét kỹ lưỡng, rất dễ bị khách hàng hiểu nhầm đấy là một thương hiệu khác kém uy tín, và website của bạn sẽ mất đi một lượng traffic đáng kể
Khi xây dựng hệ thống website vệ sinh, bạn cũng cần phải thận trọng bởi khi khách hàng truy cập vào các website khác nhưng đều trỏ về website chính của doanh nghiệp cũng khiến họ nghi ngờ website của bạn. Do đó, bộ phận quản trị website cần phải khôn khéo, có chiến lược rõ ràng để đi link cho hiệu quả. Khi có vấn đề xảy ra, việc kinh doanh sẽ có nhiều trở ngại. Doanh nghiệp nên đảm bảo tính nhất quán xuyên suốt quá trình làm việc, trong cả các phương tiện trực tuyến của mình bao gồm cả tên miền để có được sự tin tưởng từ phía khách hàng.
Ngoài việc giúp ích một phần cho SEO Offpage trang web, việc sử dụng nhiều tên miền cho một website, chính là doanh nghiệp tự tạo ra đối thủ cạnh tranh cho mình cũng như gây trở ngại cho các công cụ tìm kiếm. Các công cụ tìm kiếm không có cách nào để hiểu được rằng website của bạn đều là những tên miền khác nhau đó. Điều này có nghĩa là tất cả tên miền của bạn sẽ cạnh tranh cho cùng nhóm đối tượng khách hàng.
Hơn hết, với thuật toán của Google sẽ đánh giá nội dung trùng lặp trên các website là spam, khi bị đánh spam nội dung, website của doanh nghiệp sẽ kém hiệu quả SEO, tệ hơn, website chính có thể bị giảm thứ hạng trên các kết quả tìm kiếm. Việc áp dụng các tên miền khác nhau để củng cố website chính có thể dễ đẩy thứ hạng website lên cao nhưng sẽ không thành công trong việc duy trì lâu dài.
Sở hữu được nhiều tên miền cho một website đều cần phải bỏ ra nhiều chi phí để mua được những tên miền đẹp, chất lượng. Chưa kể đến việc đã có người đầu cơ từ trước và bạn phải mua lại với giá cao hơn. Đây là một trở ngại lớn với các doanh nghiệp nhỏ, vừa thành lập bởi hầu hết đều cần nhờ đến các công ty thiết kế website. Việc duy trì và bảo vệ thương hiệu cũng như các tên miền không dễ dàng và tốn không ít chi phí, nếu thời gian duy trì lâu dài sẽ gây ra vấn đề thất thoát tài nguyên nghiêm trọng và không ít rủi ro cho doanh nghiệp.
Sử dụng nhiều tên miền khác nhau cho một website vừa có những mặt lợi ích nhất định, vừa gây ra những trở ngại không đáng có trong quá trình kinh doanh, phát triển doanh nghiệp. Người quản trị web cần phải tối ưu tốt, phân bổ chi phí hợp lý để tránh rủi to hết sức có thể.
Các tên miền khác nhau có thể đem đến hiệu quả ngay lập tức trong chiến lược phát triển website nhưng về lâu về dài cần phải theo dõi và điều chỉnh chiến lược hiệu quả. Một website chất lượng nên được chăm chút kỹ lưỡng để website có chỗ đứng vững chắc và thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, đặc biệt là về nội dung cũng như tối ưu sản phẩm thật tốt. Muốn thu hút được lượng truy cập lớn và tệp khách hàng tiềm năng, website cần được tối ưu hóa bằng những nội dung hữu ích và tạo một trang web thân thiện với thiết bị di động. Hơn hết, tối ưu SEO cho website và quảng bá, bảo vệ thương hiệu lâu dài có rất nhiều phương pháp duy trì. Vì thế, các doanh nghiệp nên đầu tư chăm chút cho website doanh nghiệp tỉ mỉ để thăng tiến từng bước vững chắc, đem lại sự phát triển cho hoạt động kinh doanh của mình.